Những giọt nước mắt trong phiên xử cha vợ đoạt mạng con rể

Giọt nước mắt của chị gái nạn nhân trong vụ "cha vợ giết con rể" khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Những giọt nước mắt trong phiên xử cha vợ đoạt mạng con rể
Sáng 15/11, chứng kiến chồng, cha gầy sọp đi sau thời gian dài tạm giam bị dẫn giải ra trước vành móng ngựa, người thân bị cáo Nguyễn Văn Nam (ở quận Gò Vấp) trong vụ "cha vợ giết con rể" òa lên khóc. Lúc đó người đàn ông 58 tuổi gây ra vụ án mạng gây xôn xao dư luận lặng lẽ cúi gằm mặt.
Trong suốt quá trình kiểm tra căn cước, khai báo, cũng như trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Nam khá bình tĩnh nhưng không một lần nhìn vợ con.
Một người vợ mất chồng, một người vợ có chồng đối mặt với án tù xuất phát từ bi kịch của gia đình. Ảnh: Trương Khởi.
Một người vợ mất chồng, một người vợ có chồng đối mặt với án tù xuất phát từ bi kịch của gia đình. Ảnh: Trương Khởi.
Bi kịch từ bạo hành gia đình
Là vợ nạn nhân, Nguyễn Thị Thu Hiền (31 tuổi) được chủ tọa gọi lên với tư cách người đại diện hợp pháp. Người phụ nữ có ngoại hình nhỏ bé, gương mặt xanh xao buồn rười rượi.
Mặc dù ngồi cùng hàng ghế nhưng chị lặng lẽ thu mình vào một góc, không dám nhìn mẹ và các em gái đang khóc tức tưởi. Hiền phải ra tòa làm chứng việc đấng sinh thành xuống tay giết chết chính người vẫn đầu gối tay ấp với mình bấy lâu nay.
Trả lời các câu hỏi của chủ tọa bằng giọng run run, Hiền cho biết chị kết hôn từ năm 2008. Vài năm gần đây, hai vợ chồng lục đục do anh Việt ghen tuông, thường xuyên say xỉn. Không chịu nổi cảnh đánh đập, Hiền ôm con về nhà cha mẹ ruột.
Trong thời gian này, Việt thường xuyên chặn đường đánh vợ, chửi bới, hành hung, đe dọa giết cả gia đình Hiền. Nhiều năm sống trong đòn roi của chồng đã để lại trên cơ thể người phụ nữ 31 tuổi những thương tích có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chưa kể những vết thương tinh thần dai dẳng trong tâm trí.
Khai trước tòa, ông Nguyễn Văn Nam cho biết bản thân không hay lý do gia đình riêng của con gái gặp trục trặc, chỉ biết Hiền thường xuyên bị chồng chửi mắng, đánh đập.
Sau khi con gái về nhà, con rể của ông có tới xin đón vợ về, hứa sẽ không ghen tuông và bỏ rượu bia. Nhưng chỉ được vài ngày, Hiền lại bị chồng bạo hành. Đỉnh điểm là sự việc chị bị chồng chặn đánh khi đang đi làm.
“Mình là cha mà không bảo vệ được vợ con. Tôi từng phải quỳ xuống xin nó ngay trước cửa nhà, nói nó làm gì thì làm, tha cho gia đình tôi đi. Nhưng Việt vẫn chửi, còn dọa giết cả nhà 8 người", bị cáo khai.
Giữa chốn pháp đình, người đàn ông 58 tuổi đã bật khóc khi nhớ lại lần bị con rể chặn đánh và chửi mắng giữa đường. Bị cáo nói, vì con cháu nên ông phải nhẫn nhịn bỏ qua.
Bị cáo Nguyễn Văn Nam - người chém chết con rể vì tức giận khi chứng kiến con gái chửi bới, đánh đập. Ảnh: Trương Khởi.
Bị cáo Nguyễn Văn Nam - người chém chết con rể vì tức giận khi chứng kiến con gái chửi bới, đánh đập. Ảnh: Trương Khởi.
Duyên, con gái thứ 2 của ông Nam, cũng là người bị anh rể hành hung gục đầu vào lòng em gái khóc nức nở. Ngày xảy ra sự việc, chị vừa đi làm về đã bị Việt vô cớ lao vào đánh liên tiếp.
Tức giận khi các con bị hành hạ về tinh thần và thể xác lâu ngày, người cha quay vào nhà, lấy dao chém chết con rể. Sau khi gây án, hung thủ chở thi thế tới công an đầu thú.
Kể tới đó, giọng bị cáo Nam như nghẹn xuống. Lẫn trong lời khai của bị cáo là tiếng khóc nấc của người vợ và 4 cô con gái.
Sự việc kinh hoàng bắt nguồn từ thói quen uống rượu
Hiền cho biết chồng chị chỉ trở nên cáu kỉnh và "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ con mỗi khi có chút cồn trong người: "Anh ấy cũng không quá nóng tính. Chỉ hay uống rượu và say là đánh đập chửi bới vợ", vợ nạn nhân nói và cho biết, mỗi lần như vậy chị lại báo cáo lên chính quyền địa phương nhưng chưa được giải quyết.
Tô Thị Ngọc Thảo, chị gái ruột nạn nhân, dường như không thể chịu được không khí căng thẳng tại tòa. Chị liên tục xin ra ngoài với gương mặt đầy nước mắt: "Mỗi lần nghĩ tới cảnh chú Nam kéo xác Việt trên đất, tôi rất xót xa. Không con người nào có thể làm hành động độc ác như vậy", chị Thảo chia sẻ.
Người chị tâm sự Việt làm nghề lái xe cuốc, tính tình hiền lành, bình thường rất chăm chỉ làm ăn, không gây xích mích với ai. Thế nhưng mỗi lần uống rượu, em trai chị lại trở thành người khác.
"Thế nhưng nó có đáng chết không? Tại sao lại đổ lỗi hết cho nó được", người chị bật khóc khi nói.
Giọt nước mắt của người chị khiến những ai có mặt tại phiên xử không khỏi xót xa. Cha mẹ mất sớm, nhiều năm nay chỉ có hai chị em sống dựa vào nhau. Và hơn nửa năm trước, chính Thảo lại phải đứng ra lo cho em trai về nơi vĩnh hằng.
Người chị không đưa ra bất cứ yêu cầu gì, chỉ mong tòa xử đúng người, đúng tội. Thảo tâm sự chị không cần tiền đền bù bởi tiền bạc không khiến Việt sống lại.
"Em tôi đã chết, mọi việc tùy vào HĐXX, còn lại đã có bản án lương tâm trừng trị", người chị quả quyết.
Hết phiên xét xử, vụ án vẫn chưa khép lại vì còn nhiều tình tiết mới và có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng hơn. Người trong cuộc lại tiếp tục sống những ngày mệt mỏi và chờ đợi vì không biết bản án nào sẽ dành cho chồng, cha mình.
Còn những người có mặt tại phiên tòa hôm nay, thêm một lần nữa họ băn khoăn về những hậu quả gây ra bởi thói quen uống rượu, sự thiếu kiềm chế của bản thân, và nhất là nạn bạo hành trong gia đình.

Sài Gòn năm 1967 đặc biệt trong ảnh cựu binh Mỹ

(Kiến Thức) - Lăng Cha Cả và hàng cây trước Tòa Đô chánh là hai hình ảnh đặc biệt về Sài Gòn năm 1967 trong bộ ảnh của cựu binh Mỹ Peter Stevens.

Sài Gòn năm 1967 đặc biệt trong ảnh cựu binh Mỹ
Sai Gon nam 1967 dac biet trong anh cuu binh My
Tòa Đô chánh Sài Gòn (UBND TP HCM ngày nay), Sài Gòn năm 1967.

Sài Gòn năm 1962 trông thế nào qua ống kính lính Mỹ?

(Kiến Thức) - Tiệm thực phẩm Thái Thạch, hãng bia BGI, Trẻ em đường phố bến Bạch Đằng... là loạt ảnh thú vị về Sài Gòn năm 1962 do cựu binh Mỹ Barry MacDonnell thực hiện.

Sài Gòn năm 1962 trông thế nào qua ống kính lính Mỹ?
Sai Gon nam 1962 trong the nao qua ong kinh linh My?
 Hai thiếu nữ áo dài trên bến Bạch Đằng, Sài Gòn năm 1962.

Ảnh "hiếm có khó tìm" về Sài Gòn năm 1972

(Kiến Thức) - Năm bố con trên một chiếc Honda, đánh cờ caro trên vỉa hẻ, siêu xích lô chở trẻ em... là những hình ảnh "hiếm có khó tìm" về Sài Gòn năm 1972.

Ảnh "hiếm có khó tìm" về Sài Gòn năm 1972
Anh
Quý ông và đàn con trên chiếc Honda 67. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh Sài Gòn năm 1972 do phóng viên A. Abbas thuộc tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum Photos thực hiện.

Tin mới