Những hacker đình đám nhất lịch sử làng công nghệ TG

Những hacker đình đám nhất lịch sử làng công nghệ TG

(Kiến Thức) - Càng dựa nhiều vào công nghệ, chúng ta càng trao thêm quyền lực cho các hacker. Vậy đâu là những cái tên ta nên để tâm tới?

Xem toàn bộ ảnh
Sự việc tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang nóng dư luận. Trên thực tế, lịch sử làng công nghệ thế giới từng chứng kiến không ít những vụ tin tặc tấn công bất ngờ và xuất hiện các  hacker vô cùng đình đám, trong đó phải kể đến Robert Tappan Morris. Đây là tác giả đầu tiên của những “con sâu” virus. Năm 1988, khi vừa tốt nghiệp trường đại học Cornell, Morris đã tạo ra con sâu virus đầu tiên và tung nó lên mạng Internet. Anh ta cho rằng cuộc thử nghiệm này đã đi quá xa, không như mong muốn của anh. Con sâu này tỏ ra khá nguy hiểm khi nó nhanh chóng nhân bản, làm chậm máy tính, tới mức máy tính không thể hoạt động được. Sau khi chịu án tù 3 năm, Morris đã nhận được bằng giáo sư tại trường đại học Harvard và kiếm được hàng triệu USD từ việc thiết kế phần mềm. Hiện ông đang là giáo sư khoa học máy tính thuộc Học viện công nghệ Massachussetts.
Sự việc tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang nóng dư luận. Trên thực tế, lịch sử làng công nghệ thế giới từng chứng kiến không ít những vụ tin tặc tấn công bất ngờ và xuất hiện các hacker vô cùng đình đám, trong đó phải kể đến Robert Tappan Morris. Đây là tác giả đầu tiên của những “con sâu” virus. Năm 1988, khi vừa tốt nghiệp trường đại học Cornell, Morris đã tạo ra con sâu virus đầu tiên và tung nó lên mạng Internet. Anh ta cho rằng cuộc thử nghiệm này đã đi quá xa, không như mong muốn của anh. Con sâu này tỏ ra khá nguy hiểm khi nó nhanh chóng nhân bản, làm chậm máy tính, tới mức máy tính không thể hoạt động được. Sau khi chịu án tù 3 năm, Morris đã nhận được bằng giáo sư tại trường đại học Harvard và kiếm được hàng triệu USD từ việc thiết kế phần mềm. Hiện ông đang là giáo sư khoa học máy tính thuộc Học viện công nghệ Massachussetts.
 Kevin Mitnick. Mitnick nổi tiếng trên thế giới bởi đã tấn công được vào hệ thống của công ty thiết bị kỹ thuật số, Mỹ để lấy cắp phần mềm. Ngoài “thành tích” này, Mitnick còn tấn công được cả hệ thống của những gã khổng lồ trong ngành sản xuất điện thoại là Nokia và Motorola. Năm 1995, hacker này bị bắt sau khi tấn công vào máy tính của một hacker khác là Tsutomu Shimomura. Hiện nay, anh đang viết sách và làm việc với tư cách một cố vấn an ninh.
Kevin Mitnick. Mitnick nổi tiếng trên thế giới bởi đã tấn công được vào hệ thống của công ty thiết bị kỹ thuật số, Mỹ để lấy cắp phần mềm. Ngoài “thành tích” này, Mitnick còn tấn công được cả hệ thống của những gã khổng lồ trong ngành sản xuất điện thoại là Nokia và Motorola. Năm 1995, hacker này bị bắt sau khi tấn công vào máy tính của một hacker khác là Tsutomu Shimomura. Hiện nay, anh đang viết sách và làm việc với tư cách một cố vấn an ninh.
 Adrian Lamo. Rất nhiều công ty đã thuê các hacker để tìm ra những lỗ hổng an ninh trong hệ thống của mình, nhưng dường như các công ty lại không mặn mà mấy với Adrian Lamo. Trong 2 năm 2002-2003, Lamo đã tấn công được vào mạng của một số công ty như Microsoft, Yahoo và New York Times. Sau đó, anh ta đính kèm thông tin cá nhân của mình vào cơ sở dữ liệu của họ. Lamo bị bắt năm 2003 và hiện đang là một phóng viên công nghệ.
Adrian Lamo. Rất nhiều công ty đã thuê các hacker để tìm ra những lỗ hổng an ninh trong hệ thống của mình, nhưng dường như các công ty lại không mặn mà mấy với Adrian Lamo. Trong 2 năm 2002-2003, Lamo đã tấn công được vào mạng của một số công ty như Microsoft, Yahoo và New York Times. Sau đó, anh ta đính kèm thông tin cá nhân của mình vào cơ sở dữ liệu của họ. Lamo bị bắt năm 2003 và hiện đang là một phóng viên công nghệ.
 Gary McKinnon (Solo). McKinnon, một người Anh, là một người theo thuyết âm mưu. Anh này đã tấn công vào máy tính của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Lục quân, Không quân, Hải quân, NASA chỉ để tìm thông tin về con tàu du hành đầy dầu của người ngoài hành tinh. McKinnon tin rằng chính phủ Mỹ đang giấu công nghệ ngoài hành tinh, giúp chúng ta giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
Gary McKinnon (Solo). McKinnon, một người Anh, là một người theo thuyết âm mưu. Anh này đã tấn công vào máy tính của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Lục quân, Không quân, Hải quân, NASA chỉ để tìm thông tin về con tàu du hành đầy dầu của người ngoài hành tinh. McKinnon tin rằng chính phủ Mỹ đang giấu công nghệ ngoài hành tinh, giúp chúng ta giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
 Raphael Gray (Curador). Raphael Gay tự gọi mình là vị thánh, rằng hắn chỉ cố giúp các trang web thương mại điện tử khi hắn đánh sập dữ liệu của họ để ăn cắp số tín dụng và thông tin cá nhân từ hơn 26.000 nạn nhân đến từ Mỹ, Anh và Canada. Cậu bé 18 tuổi khi đó đã cố ý biện minh rằng mình chỉ cố gắng thu hút sự chú ý của các hệ thống an ninh mạng.
Raphael Gray (Curador). Raphael Gay tự gọi mình là vị thánh, rằng hắn chỉ cố giúp các trang web thương mại điện tử khi hắn đánh sập dữ liệu của họ để ăn cắp số tín dụng và thông tin cá nhân từ hơn 26.000 nạn nhân đến từ Mỹ, Anh và Canada. Cậu bé 18 tuổi khi đó đã cố ý biện minh rằng mình chỉ cố gắng thu hút sự chú ý của các hệ thống an ninh mạng.
 John Draper. Draper có thể coi là “ông tổ” của các hacker. Từ những năm 70, Draper đã liên tục “chơi” các công ty điện thoại. Đến giai đoạn tiền Internet, tiền máy tính cá nhân, hệ thống điện thoại là địa bàn để Draper phô diễn. Bước ngoặt của Draper xảy ra khi anh ta và bạn bè mình nhận thấy, tiếng huýt sáo của một món đồ chơi có cùng tần số với giọng được sử dụng trên nút chuyển của hãng AT&T để chuyển hướng cuộc gọi. Và từ đó, Draper đã chế tạo ra một thiết bị gọi là “hộp xanh”, cho phép bạn gọi cuộc gọi đường dài miễn phí.
John Draper. Draper có thể coi là “ông tổ” của các hacker. Từ những năm 70, Draper đã liên tục “chơi” các công ty điện thoại. Đến giai đoạn tiền Internet, tiền máy tính cá nhân, hệ thống điện thoại là địa bàn để Draper phô diễn. Bước ngoặt của Draper xảy ra khi anh ta và bạn bè mình nhận thấy, tiếng huýt sáo của một món đồ chơi có cùng tần số với giọng được sử dụng trên nút chuyển của hãng AT&T để chuyển hướng cuộc gọi. Và từ đó, Draper đã chế tạo ra một thiết bị gọi là “hộp xanh”, cho phép bạn gọi cuộc gọi đường dài miễn phí.
 Kevin Poulsen (Dark Dante). Hiện giờ là biên tập viên trong tạp chí công nghệ Wired nhưng vào những năm 1980, Kevin Poulsen cũng chỉ là một chuyên gia “ăn cắp điện thoại”. Sau đó, Poulsen còn thâm nhập cả vào cơ sở dữ liệu của FBI và bị bắt năm 1991.
Kevin Poulsen (Dark Dante). Hiện giờ là biên tập viên trong tạp chí công nghệ Wired nhưng vào những năm 1980, Kevin Poulsen cũng chỉ là một chuyên gia “ăn cắp điện thoại”. Sau đó, Poulsen còn thâm nhập cả vào cơ sở dữ liệu của FBI và bị bắt năm 1991.
 Dmitri Galushkevich. Đây là một cư dân Nga nhưng sống ở Estonia. Anh chàng này khi phạm tội mới 20 tuổi. Chính quyền Estonia cho rằng anh này buộc phải chịu trách nhiệm trước việc các máy tính của nước này không hoạt động được do quá tải, các máy rút tiền tự động cũng không hoạt động được, các trang web không thể tải về, các hệ thống của ngân hàng bị đóng cửa…
Dmitri Galushkevich. Đây là một cư dân Nga nhưng sống ở Estonia. Anh chàng này khi phạm tội mới 20 tuổi. Chính quyền Estonia cho rằng anh này buộc phải chịu trách nhiệm trước việc các máy tính của nước này không hoạt động được do quá tải, các máy rút tiền tự động cũng không hoạt động được, các trang web không thể tải về, các hệ thống của ngân hàng bị đóng cửa…
 Jonathan James (cOmrade). Cậu nhóc 16 tuổi Jonathan James khi đó đã tấn công vào máy chủ của Cơ quan giảm thiểu đe dọa quốc phòng, NASA để đánh cắp phần mềm, tuy không phải là những bí mật quốc phòng nhưng những phần mềm này có thể sử dụng để kiểm soát môi trường sống của Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Jonathan James (cOmrade). Cậu nhóc 16 tuổi Jonathan James khi đó đã tấn công vào máy chủ của Cơ quan giảm thiểu đe dọa quốc phòng, NASA để đánh cắp phần mềm, tuy không phải là những bí mật quốc phòng nhưng những phần mềm này có thể sử dụng để kiểm soát môi trường sống của Trạm Vũ trụ Quốc tế.
 Cặp đôi dối trá. Cặp đôi này gồm Benjamin Stark 20 tuổi và Robert Lyttle 18 tuổi. Chúng phải chịu trách nhiệm về những vụ đột nhập vào mạng quốc gia, trong đó có mạng của Hải quân, NASA, FAA và Bộ Quốc phòng. 2 tên tội phạm này bị bắt năm 2005.
Cặp đôi dối trá. Cặp đôi này gồm Benjamin Stark 20 tuổi và Robert Lyttle 18 tuổi. Chúng phải chịu trách nhiệm về những vụ đột nhập vào mạng quốc gia, trong đó có mạng của Hải quân, NASA, FAA và Bộ Quốc phòng. 2 tên tội phạm này bị bắt năm 2005.

GALLERY MỚI NHẤT