Những hệ thống hỗ trợ lái ôtô phổ biến, nhưng ít được sử dụng
Camera lùi, hỗ trợ va chạm, giám sát điểm mù, hỗ trợ giữ làn đường và cả điều khiển hành trình thích ứng đều bị tắt thậm chí từ ngay khi khởi động ôtô.
Thảo Nguyễn
Hầu hết các mẫu ôtô hiện đại đều được trang bị các hệ thống an toàn tự động giúp ngăn ngừa va chạm. Hệ thống hỗ trợ lái ôtô hay hệ thống an toàn thường bao gồm phanh khẩn cấp tự động, hỗ trợ điểm mù, cảnh báo chệch làn đường, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng và hỗ trợ giữ làn đường. Mặc dù một số tính năng có hiệu quả nhưng số còn lại gây khó chịu khiến người lái phải thường xuyên tắt chúng đi.
Hãng bảo hiểm Erie Insurance gần đây đã thực hiện một cuộc khảo sát tại Mỹ với 500 chủ sở hữu ôtô. Nghiên cứu cho thấy mọi người tắt các hệ thống hỗ trợ chủ yếu vì họ thấy chúng gây phiền nhiễu hoặc thậm chí làm mất tập trung.
Nhiều người đã tắt các hệ thống hỗ trợ chủ yếu vì họ thấy chúng gây phiền nhiễu hoặc thậm chí làm mất tập trung.
Phát hiện này cũng tương tự như kết quả từ một nghiên cứu khác của hiệp hội ôtô Mỹ (AAA) cho thấy các hệ thống hỗ trợ lái hiện đại không hoạt động nhất quán trong các tình huống giao thông thực tế. Sau đây là danh sách những hệ thống hỗ trợ lái ít được sử dụng nhất theo khảo sát của Erie Insurance.
Điều khiển hành trình thích ứng
Hệ thống này sử dụng radar để duy trì khoảng cách được thiết lập sẵn với các phương tiện phía trước. Tuy nhiên, gần 1/3 (30%) tài xế thừa nhận đã tắt tính năng này vì họ muốn cảm thấy mình kiểm soát được chiếc xe.
Hỗ trợ giữ làn đường và cảnh báo chệch làn đường
Đây là tính năng hỗ trợ đánh lái và phanh tự động để giữ cho xe đi đúng làn đường đang di chuyển. Mặc dù vậy, 25% người lái xe ô tô thừa nhận đã tắt tính năng này vì cảm thấy khó chịu khi phải “vật lộn” với vô lăng. Tương tự như vậy, 21% người dùng đã tắt hệ thống cảnh báo chệch làn đường vì hệ thống cảnh báo quá nhiều.
Một nghiên cứu khác của hiệp hội ôtô Mỹ (AAA) cho thấy các hệ thống hỗ trợ lái hiện đại không hoạt động nhất quán trong các tình huống giao thông thực tế.
Hệ thống theo dõi sự tập trung của người lái
Hệ thống này sẽ phát ra cảnh báo bằng âm thanh nếu nhận thấy tài xế mất tập trung hoặc mệt mỏi. Lý do 22% số người lái xe vô hiệu hóa hệ thống này là do nó tạo ra quá nhiều cảnh báo sai.
Hỗ trợ va chạm và giám sát điểm mù
Đây được xem là 2 trong số những hệ thống an toàn hữu ích nhất. Mặc dù có thể cắt giảm đáng kể số vụ va chạm và thương tích, cả 2 hệ thống đều bị tắt với tỉ lệ lần lượt là 11% và 9%.
Camera lùi
Camera lùi có vai trò hiển thị hình ảnh ở phía sau khi xe đang lùi. Theo viện bảo hiểm an toàn xa lộ Mỹ (IIHS), hệ thống này có thể giảm 17% sự cố khi lùi xe. Điều đáng ngạc nhiên là 6% số tài xế thấy tính năng camera lùi không đáng tin cậy. Do đó, các nhà sản xuất ô tô có thể cần phải cải tiến những hệ thống hỗ trợ lái để người dùng dễ dàng chấp nhận hơn.
Đại lý ôtô Honda Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn Green Dealer
(Kiến Thức) - Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ hệ thống Ôtô Honda tại Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn Green Dealer (Đại lý Xanh)trên toàn quốc.
Tiêu chuẩn trên được Trung tâm chứng nhận phù hợp – Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 14001:2010 và hoạt động đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. Đây là tiêu chuẩn khắt khe nhất về môi trường, yêu cầu rác thải phải được thu gom và phân loại ngay tại nguồn (dầu nhớt thu gom bằng thiết bị chuyên dụng, nước thải có bể xử lý, thu hồi sản phảm thải bỏ theo quy trình có kiểm soát...).
Những chiêu trò "rút ruột" khách hàng khi mua xe ôtô mới
Gia hạn thời gian giao xe để ép khách hàng mua phụ kiện là một trong những chiêu trò 'rút ruột' khách hàng khi mua xe.
Trước thông tin lệ phí trước bạ tăng, nhiều khách hàng đã đổ xô đi mua xe ô tô mới nhưng lại không biết mình đang bị “rút ruột” bởi những món nghề của các nhân viên bán hàng hiện nay. Thông thường, các nhân viên muốn khách hàng quyết định xuống tiền mua ô tô sẽ giới thiệu rất nhiệt tình các chương trình có lợi. Nhưng cuối cùng cái khách hàng nhận được vẫn là “trái đắng”.
Mua máy lọc không khí cho xe hơi, đến 80% là vô dụng
(Kiến Thức) - Quan niệm và cách sử dụng sai lầm đang khiến những chiếc máy lọc không khí trên xe hơi trở nên vô dụng một cách không đáng có. Sau đây là những điều mà bạn cần chú ý với thiết bị này.
Trong những năm gần đây, rất nhiều bệnh phát sinh mà nguyên nhân gây ra bởi khói bụi và tình trạng ô nhiễm không khí. Một số người thậm chí đã tử vong vì sống trong những ngôi nhà có quá nhiều formaldehyd, một loại hóa chất dễ bay hơi được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Chất lượng không khí đã dần trở thành một trong những vấn đề trọng tâm, góp phần tạo nên cơn sốt về mặt nạ, khẩu trang và máy lọc không khí. Nhưng nhiều người không biết rằng ô tô, phương tiện đi lại phổ biến hàng ngày, mới chính là nơi bị ô nhiễm nặng nhất.
Nguồn ô nhiễm "bẩm sinh"
Nguồn không khí ô nhiễm trong ôtô đến từ hai khía cạnh. Thứ nhất là chất kết dính được sử dụng trong quá trình lắp ráp ôtô và thứ hai là sơn được sử dụng trong các phụ kiện nội thất. Đây là thủ phạm chính trong việc giải phóng khí độc. Ngoài ra, bản thân chiếc xe cũng có thể phát tán carbon dioxide và carbon monoxide từ động cơ, với nồng độ cao và có khả năng đe dọa đến tính mạng con người.
Thêm vào đó, do không gian bên trong xe hẹp và kín gió, nồng độ khí độc càng cao hơn so với các nguồn ô nhiễm không khí bên ngoài.
Hiện đại và sang trọng nhưng xe hơi cũng có thể là chiếc quan tài đang bao bọc lấy bạn.