Những hình ảnh để lại ám ảnh kinh hoàng cho nhiều thế hệ
Những bức ảnh để lại cho con người ta sự kinh hoàng mà hàng trăm năm cũng không phai nhạt.
Vũ Nghi - Theo thethaovanhoa.vn
Xem toàn bộ ảnh
Bức ảnh được chụp tại Liên bang Xô Viết trong một nạn đói, cho thấy một cặp vợ chồng người Siberia đang buôn bán xác những đứa trẻ. Người nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh này đã khẳng định đó chính là con của cặp vợ chồng nọ. Cái đói khiến con người ta trở nên điên dại, mụ mị, tuy nhiên, việc làm của vợ chồng này là ngoài sức tưởng tượng.
Hoya qua đời vì bệnh lao năm 21 tuổi. Trong cơn bạo bệnh, người bác sĩ chữa trị chính đã đem lòng yêu cô. Sau khi cô qua đời, hắn ta đã giữ và ướp xác cô gái xấu số và trang bị cho cô một chiếc mặt nạ đáng sợ. Phải đến 7 năm sau đó, hắn ta mới bị bắt giam vì tội cướp xác và ái thi.
Vào năm 2015, một kẻ hóa trang thành Darth Vader (một nhân vật trong loạt phim Chiến tranh các vì sao) bước vào một trường học ở Thụy Điển với thanh kiếm trong tay. Hàng trăm học sinh đã nghĩ đó chỉ là một trò đùa nên thỏa sức chụp hình với hắn ta. Khi máy ảnh vừa quay đi kẻ sát nhân đã rút kiếm chém loạn khiến hai người chết và hàng chục người bị thương.
Ở Chicago năm 1948, một phụ nữ có tên Lucille Chalifoux cùng chồng đã bán bốn đứa con của họ và sử dụng số tiền đó để bắt đầu cuộc sống mới. Mặc dù nhiều người cho rằng bức ảnh này chỉ là tác phẩm dàn dựng, tuy nhiên trong thực tế, những đứa trẻ thật sự bị chia lìa và sống ở các gia đình khác nhau. Mãi đến năm 2013 họ mới được đoàn tụ.
Vào năm 1985, một ngọn núi lửa phun trào đã phá hủy ngôi làng ở Armero, Columbia khiến cô bé Omayra Sanchez, 13 tuổi, bị mắc kẹt trong đống đổ nát của ngôi nhà mình sinh sống. Sau 60 giờ vật lộn với hI vọng rằng sẽ có ai đó đến cứu, cô bé đành chịu thua trước Tử thần vì kiệt sức.
Trong một buổi trình chiếu phim “Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy” vào năm 2012, James Holmes đã vào nhà hát Aurora, Colorado và bắt đầu bén mồi lửa trên khán đài. Sau đó hắn đã khai với các nhà chức trách rằng căn hộ của hắn chứa lượng thuốc nổ đủ xóa sổ những ai dám bước vào. May mắn thay, đội phá bom đã kịp thời vô hiệu hóa mối nguy hại này và chụp lại quang cảnh đáng sợ.
Năm 1947, khi gia đình Thomas đang đi nghỉ dưỡng gần đập nước Hansen ở Los Angeles thì đột nhiên con họ là Patricia và Raymond mất tích. Một cuộc tìm kiếm nổ ra và bức ảnh bên dưới đã ghi lại phản ứng đau đớn của bà Thomas khi tìm thấy thi thể con gái. Con trai bà đã được tìm thấy không lâu sau đó.
Bức ảnh cho thấy cảnh người công nhân một đồn cao su ở Congo nhìn chằm chằm vào bàn tay và bàn chân của đứa con gái 5 tuổi bị giết chết chỉ vì anh không đáp ứng đủ hạn ngạch được đề ra trong ngày. Hình ảnh là lời nhắc nhở về chủ nghĩa thực dân tàn bạo.
Bức ảnh này được đặt tên là “Người Do Thái cuối cùng của Vinnitsa”. Trong ảnh là một người Do Thái đang quỳ trước họng súng của lính Đức trong buổi tàn sát tập thể lần thứ 3 và cũng là lần cuối ở Vinnitsa, Ukrainia sau khi nơi này bị Đức Quốc xã xâm chiếm. Tấm ảnh này được tìm thấy trong quyển nhật ký của một người lính sau chiến tranh.
Kẻ giết người hàng loạt Harvey Glatman đã đóng giả là một nhiếp ảnh gia và hứa hẹn sẽ biến các cô gái trẻ trở thành những siêu mẫu hòng dụ họ vào nhà – nơi hắn đã hãm hiếp và giết chết họ. Không những thế, hắn còn ghi lại toàn bộ quá trình tội ác của mình. Người trong bức ảnh là Judith Dull, nạn nhân đầu tiên năm 1957.
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với câu chuyện về nhà truyền đạo Jim Jones, người đã thu nhận một số lượng lớn tín đồ và sau đó xúi giục họ tự sát tập thể ở khu Jonestown, Guayana. Nhưng chỉ ít người trong số họ hiểu được sự diệt chủng và độ tàn độc của việc nay cho đến khi họ thấy bức ảnh.
Vào những năm 1960, Edward Paisnel, một cư dân Quần đảo Channel Jersey, chuyên đột nhập vào nhà của người dân với chiếc mặt nạ tự chế trông rất kinh dị. Sau khi nhìn họ ngủ say, hắn bắt đầu cưỡng hiếp và tra tấn phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là các bé trai. Những hình ảnh bên dưới là bằng chứng duy nhất của cảnh sát cho đến khi hắn bị bắt vào năm 1971.
Blanche Monnier đã lên kế hoạch kết hôn với một người mà không được sự chấp thuận của mẹ mình. Bỗng một ngày, cô hoàn toàn biến mất. Người dân nơi đây đồn rằng cô đã bỏ trốn cùng người đàn ông kia. Tuy nhiên, 25 năm sau ai đó đã báo cảnh sát rằng mẹ cô đã giam giữ cô. Khi mọi người bước vào nhà họ đã thấy Blanche bị giam giữ và bỏ đói ở gác mái.
Sau khi Tereska được thả ra khỏi trại tập trung ở Ba Lan, các nhà tâm lý học đã theo dõi và yêu cầu cô vẽ một bức tranh về “tổ ấm”. Khác với bạn bè cùng trang lứa – những người sẽ vẽ chúng với gia đình mình trước chiến tranh thì Tereska chỉ vẽ nguệch ngoạc những đường nét vô nghĩa tả những khoảng trống nơi đã từng là nhà.
Ở Odessa, Ukraine, một phụ nữ đã mất tích trong các hầm mộ dưới thành phố sau khi đón năm mới 2005 với bạn bè mình. Không ai nhìn thấy người này cho đến khi một nhóm thanh thiếu niên tình cờ vấp vào thi thể cô, và chụp lại bức ảnh này.