Những khắc tinh trị loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp, đây là hiện tượng phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày.

Trước đây, loét dạ dày được coi là khó chữa và gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hóa... Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng.
Nhóm kháng cholin (anticholinergic) từ lâu đã được dùng trong điều trị các loét tiến triển. Tác dụng của chúng là ức chế hoạt động của dây thần kinh số X làm giảm co thắt dạ dày, giảm tiết acid qua tác dụng trực tiếp lên tế bào thành và gián tiếp kìm hãm sản xuất gastrin.
 
Nhóm thuốc kháng acid (antacid) có tác dụng tương tác với HCl tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu, do đó, làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin.
Cho đến nay, có nhiều loại thuốc antacid dùng để chữa loét tiêu hóa. Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, ít hấp thu vào máu từ đường dạ dày ruột và cũng ít tác dụng phụ.
Các thuốc cimetidin; ranitidin; nizatidin; famotidin thuộc nhóm các thuốc kháng thụ thể H2 của histamin. Thuốc có tác dụng ức chế tiết chọn lọc các thụ thể H2 ở màng đáy bên của tế bào thành. Do đó, nó không chỉ ức chế sau khi kích thích bằng histamin mà còn cả sau kích thích bằng gastrin hoặc acetylcholin.
Các thuốc ức chế bơm proton lần lượt ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh loét. Hiện đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Các thuốc sucralfat và bismuth dạng keo có tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Dùng các thuốc tương tự prostaglandin được chứng minh trong lâm sàng có hiệu quả trong điều trị viêm loét tiêu hóa, chúng làm giảm bài tiết axit dạ dày và kích thích, đồng thời làm tăng sức đề kháng niêm mạc đối với tổn thương mô nên nó được xếp vào nhóm thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày.
Trong bệnh loét dạ dày, sự có mặt của vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây bệnh khá lớn. Do vậy, để tiêu diệt vi khuẩn này, các kháng sinh hay sử dụng là amoxicillin, nhóm imidazole, clarithromycin.
Trên đây là những nhóm thuốc cơ bản hiện nay dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, phải tùy theo từng trường hợp cụ thể về bệnh cảnh lâm sàng, đặc điểm và mức độ tổn thương, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng phác đồ điều trị hợp lý.
Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động của bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như các chất kích thích, các sang chấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý... là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

Nguy cơ loét dạ dày khi xay nhuyễn đồ ăn cho bé

(Kiến Thức) - Mẹ nào có thói quen xấu xí này thì hãy bỏ ngay nhé kẻo vô tình khiến trẻ viêm loét dạ dày.

Nguy co loet da day khi xay nhuyen do an cho be
Cha mẹ luôn có suy nghĩ rằng, xay nhuyễn sẽ giúp con ăn nhanh hơn và dễ tiêu hóa hơn. Song, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con ăn thức ăn thô sẽ nhiều dinh dưỡng và tốt cho dạ dày của con. 
Nguy co loet da day khi xay nhuyen do an cho be-Hinh-2
Hậu quả thứ nhất. Đứa trẻ sẽ không biết nhai. Việc nhai không chỉ tốt cho cơ hàm của con mà còn là cả quá trình tiếp thu não bộ. Miệng chúng không được phép phân biệt cứng, mềm, giòn, dai, chúng không được phép gặm, liếm, mút,…  

Trẻ ăn bán trú dễ lây bệnh viêm loét dạ dày

Nhiều học sinh thường xuyên đau bụng, đi khám mới biết bị viêm loét dạ dày do khuẩn  H. Pylori. Các cháu dễ lây khuẩn này từ bạn khi ăn bán trú.

Trẻ an bán trú dẽ lay bẹnh viem loet da day
Ảnh minh họa 
Do không để ý đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng nên nhiều khi trẻ bị đau bụng thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Thực tế, 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì ói ra máu. Một số trường hợp biến chứng thủng dạ dày.

Tin mới