Những khám phá bất ngờ về “thần dược” ở tự nhiên quanh ta

Những khám phá bất ngờ về “thần dược” ở tự nhiên quanh ta

(Kiến Thức) - Cỏ nhọ nồi là loài cỏ mọc hoang và rất dễ tìm ở nước ta nhưng lại được xem là “thần dược” chữa được rất nhiều bệnh.

Xem toàn bộ ảnh
Nhọ nồi còn gọi cỏ mực, hạn liên thảo, mọc hoang ở khắp nước ta. Loại cỏ này mọc thẳng đứng hoặc mọc bò, thân có lông, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hay ngọn thân, lá thon dài và có lông. (Nguồn Tamsugiadinh)
Nhọ nồi còn gọi cỏ mực, hạn liên thảo, mọc hoang ở khắp nước ta. Loại cỏ này mọc thẳng đứng hoặc mọc bò, thân có lông, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hay ngọn thân, lá thon dài và có lông. (Nguồn Tamsugiadinh)
Khi giã nát cây nhọ nồi ra thì có nước màu đen như mực. Vì vậy mà nó được gọi là  cỏ nhọ nồi. (Nguồn Blogcaycanh)
Khi giã nát cây nhọ nồi ra thì có nước màu đen như mực. Vì vậy mà nó được gọi là cỏ nhọ nồi. (Nguồn Blogcaycanh)
Cỏ nhọ nồi thu hái được quanh năm và có thể dùng tươi hay phơi, sấy khô. Cỏ nhọ nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc. (Nguồn Namthaoduoc)
Cỏ nhọ nồi thu hái được quanh năm và có thể dùng tươi hay phơi, sấy khô. Cỏ nhọ nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc. (Nguồn Namthaoduoc)
Cỏ nhọ nồi được sử dụng rất phổ biến trong dân gian tại nhiều quốc gia vùng Nam Á. Ở Ấn Độ, Pakistan, cỏ nhọ nồi được dùng để chữa xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ. Còn ở Trung Quốc, cây này được sử dụng nhiều nhất với tác dụng cầm máu. (Nguồn Chuthapdo)
Cỏ nhọ nồi được sử dụng rất phổ biến trong dân gian tại nhiều quốc gia vùng Nam Á. Ở Ấn Độ, Pakistan, cỏ nhọ nồi được dùng để chữa xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ. Còn ở Trung Quốc, cây này được sử dụng nhiều nhất với tác dụng cầm máu. (Nguồn Chuthapdo)
Còn tại Việt Nam, cỏ nhọ nồi được dùng để hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh như sốt cao hay nổi mề đay, mẩn ngứa, ho, viêm họng, sốt phát ban…(Nguồn Blogcaycanh)
Còn tại Việt Nam, cỏ nhọ nồi được dùng để hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh như sốt cao hay nổi mề đay, mẩn ngứa, ho, viêm họng, sốt phát ban…(Nguồn Blogcaycanh)
Cỏ nhọ nồi được trồng bằng cây con do quả rụng xuống mọc thành cây. Quả nhọ nồi bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. (Nguồn Ecolandscape)
Cỏ nhọ nồi được trồng bằng cây con do quả rụng xuống mọc thành cây. Quả nhọ nồi bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. (Nguồn Ecolandscape)
Nhiều người hay bị nhầm cây cỏ nhọ nồi với cây rau rệu - một loại cây thuộc họ rau dền, lá mọc đối, hình mũi mác, nhọn 2 đầu, hoa nhỏ, màu trắng, thường mọc hoang dại ở ven đường, bãi sông, bờ ruộng ẩm. (Nguồn Ihph)
Nhiều người hay bị nhầm cây cỏ nhọ nồi với cây rau rệu - một loại cây thuộc họ rau dền, lá mọc đối, hình mũi mác, nhọn 2 đầu, hoa nhỏ, màu trắng, thường mọc hoang dại ở ven đường, bãi sông, bờ ruộng ẩm. (Nguồn Ihph)

GALLERY MỚI NHẤT