Những khẩu pháo quan trọng nhất lịch sử Liên Xô, Việt Nam cũng từng có
(Kiến Thức) - Trong lịch sử quân đội Liên Xô đặc biệt là giai đoạn Chiến tranh Vệ quốc, một loạt những khẩu pháo cỡ nhỏ đã được ra đời, trong đó có những khẩu pháo tốt tới mức ở thế kỷ 21 hiện tại, Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng.
Khắc Đôn
Xem toàn bộ ảnh
Một trong những khẩu pháo nòng dài nguy hiểm nhất từng được Liên Xô chế tạo năm 1936 và đóng góp không nhỏ vào giai đoạn đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc đó là pháo dã chiến F-22 76mm. Nguồn ảnh: Rumil.
Khẩu pháo có tên gọi giống chiến đấu cơ F-22 Raptor này có khoá nòng bán tự động, giúp Hồng quân có thể sử dụng nó như pháo dã chiến thông thường hoặc... pháo phòng không. Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù lý thuyết là như vậy, tuy nhiên pháo dã chiến F-22 gần như không đủ khả năng để bắn trúng mục tiêu đang bay. Khẩu pháo này cũng xuất hiện trong chiến tranh Phần Lan - Liên Xô, chiến tranh Liên Xô - Mông Cổ - Nhật Bản và thậm chí nhiều khẩu còn được sử dụng đến hết Chiến tranh Thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, người ta thường nhắc tới khẩu pháo chống tăng USV hơn là khẩu F-22 vì nó là phiên bản cải tiến vượt bậc của khẩu pháo F-22 huyền thoại trước đó. Nguồn ảnh: Rumil.
USV được sản xuất từ năm 1939, cũng có cỡ nòng 76mm nhưng lại có chiều dài nòng tương đương 42 lần đường kính nòng. Ngoài việc có cơ chế nhắm tốt, khẩu pháo này còn có ưu điểm đó là nó dùng được mọi loại đạn 76mm mà lúc đó quân đội Liên Xô đang sản xuất. Nguồn ảnh: Rumil.
Đây cũng là khẩu pháo chống tăng cực kỳ hiệu quả khi nó có thể xuyên thẳng giáp trước của các loại xe tăng Pz III và Pz IV của Đức lúc bấy giờ. Điểm yếu của khẩu pháo này là nó quá nặng, khó cơ động trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên mọi khẩu pháo huyền thoại của Liên Xô trong thời kỳ này đều không thể bước qua được danh tiếng của pháo dã chiến ZIS-3 - khẩu pháo nòng dài cỡ đạn 76mm với chiều dài nòng bằng 46 lần đường kính. Nguồn ảnh: Rumil.
Bắt đầu được sản xuất từ năm 1942, tổng cộng Liên Xô đã cho xuất xưởng tới 48.000 khẩu pháo này và biến nó thành khẩu pháo được sử dụng nhiều nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Rumil.
Tới tận ngày nay, pháo ZIS-3 vẫn được sử dụng tại nhiều chiến trường trên khắp thế giới do nó từng quá phổ biến. Quân đội Việt Nam hiện vẫn sử dụng khẩu pháo này trong biên chế lực lượng Hải quân Đánh bộ. Nguồn ảnh: Rumil.
Cuối cùng và được coi là "bản lề" để Liên Xô hoàn thiện thiết kế của pháo ZIS-3 chính là phiên bản ZIS-2. Khẩu pháo này được ra đời vào năm 1940, sử dụng cỡ nòng 57mm và có chiều dài nòng bằng 73 lần đường kính. Nguồn ảnh: Rumil.
Theo thử nghiệm của Liên Xô, khẩu pháo nòng dài ZIS-2 57mm có khả năng xuyên vỏ giáp dày 74mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 1000 mét - đủ sức hạ gục phần lớn các loại xe tăng phổ biến thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên do khẩu pháo này quá... khoẻ và sử dụng cỡ đạn không phổ biến trên chiến trường lúc bấy giờ nên Liên Xô đã quyết định tạm dừng sản xuất ZIS-2, thay vào đó là sản xuất các loại pháo nòng 45mm và 76mm vốn được sử dụng nhiều hơn trên chiến trường với nguồn cung đạn pháo gần như "vô biên". Nguồn ảnh: Rumil.
Mời độc giả xem Video: Pháo dã chiến ZIS-3 tới nay vẫn được vinh danh như khẩu pháo đã giúp Liên Xô đánh tan phát xít Đức.