Những kiểu "ác khẩu" gây nghiệp nặng nên tránh mà nhiều người hay quên

Lời nói dịu dàng, chân thành có thể xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương nhưng những lời nói ác ý lại khiến người ta bị tổn thương vô cùng. Đây là những kiểu ác khẩu mà ai cũng nên tránh.

Những kiểu "ác khẩu" gây nghiệp nặng nên tránh mà nhiều người hay quên
Nói như ra lệnh
Trong giao tiếp hàng ngày, mọi người đều cần lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng người nghe và những người xung quanh, không tỏ thái độ sai bảo, dạy dỗ hay kiểm soát áp đặt. Bởi cách giao tiếp đó không giúp gì cho người nói ngoài thái độ trên cơ nhưng lại gây tổn thương và bực bội cho người nghe.
Để tránh kiểu giao tiếp ra lệnh, chúng ta cần sử dụng từ ngữ vừa đủ, thay vì nói hãy làm cái này hay cái kia...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Nói bóng gió
Bóng gió là thuật giao tiếp của người xưa trong thời kỳ phong kiến hay chiến tranh, với nhiều lễ giáo lạc hậu, để tránh vi phạm những nguyên tắc giao tiếp hà khắc, cổ nhân thường dùng những cách ví von, hàm ý để người nghe hiểu mà bản thân không phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Tuy nhiên, trong thời đại tự do và bình đẳng, thuật giao tiếp này vẫn bị lạm dụng và gây ra nhiều hiểu lầm, tâm lý không thoải mái, sự né tránh trách nhiệm và giao tiếp của người nói.
Hậu quả của cách nói bóng gió, với hàm ý sâu cay có thể gây tổn thương tâm lý nặng nề cho người nghe hoặc cũng có thể khiến người nghe vô cùng giận dữ, đau khổ mà không có khả năng tự vệ hay bào chữa cho mình.
Để tránh trở thành người hay bóng gió, chúng ta cần nỗ lực giao tiếp tích cực, cởi mở, chủ động bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình cũng như tìm hiểu mong muốn nguyện vọng của người xung quanh để cùng nhau đi đến thống nhất và thấu hiểu.
Nói như dọa nạt
Có rất nhiều hình thức dọa nạt đang được "mặc định" và chấp nhận như chuyện bình thường trong mọi gia tiếp hàng ngày nhưng thực tế lại là ác khẩu.
Ví như cha mẹ dọa con cái không nghe lời sẽ từ mặt, không về thăm là bất hiếu, hàng xóm dọa trẻ con nếu chúng có anh chị em mới sẽ bị ra rìa, đặc biệt là chuyện sếp dọa nhân viên nếu không đạt doanh thu sẽ bị cắt thưởng, thôi việc…
Những hình thức dọa nạt đó có thể có tác dụng nhanh và luôn nhưng thực tế nó là ác khẩu bởi nó khiến người bị dọa có cảm giác lo sợ, mất tự tin, bị áp lực… Sau này những cá nhân bị dọa nạt đó cũng sẽ nói và làm tương tự với những người khác.
Phán xét và chỉ trích
Phán xét hoàn cảnh khó khăn, ngoài tầm kiểm soát của người ta như ngoại hình, tình trạng sức khỏe, cân nặng, tài chính, kỹ năng mà khả năng của họ không thể đạt được thực sự là ác khẩu. Để tránh vô tình trở thành người hay phán xét, chúng ta cần có cái nhìn rộng mở, cố gắng thấu hiểu và cảm thông, động viên khuyến khích.
Đổ tội cho người khác
Trong nhiều tình huống không hay xảy ra, đổ tội là cách nhanh nhất để chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu đổ tội không đúng người đúng cách vô tình khiến mình trở thành người vô lý, giả dối, thậm chí vu khống người khác.
Mỗi người một cuộc đời, một công việc, một gia đình với những trách nhiệm của riêng mình. Nếu không hài lòng, hãy học cách trao đổi để cải thiện tình hình hoặc chấp nhận tình huống không vừa ý hay chủ động thay đổi, từ bỏ hay ra đi chứ không tìm cách đổ tội, than thở.
Phủ nhận công sức người khác
Phủ nhận công sức người khác cũng là một dạng của ác khẩu trong giao tiếp hàng ngày mà nhiều người đang mắc phải. Có người thường bình luận không tích cực về những đóng góp hay thế mạnh của bạn bè, đồng nghiệp vì trong sâu thẳm, họ lo sợ người ta sẽ làm tốt hơn mình và sẽ dần lên mặt với ta. Do đó, phản ứng tự nhiên là phủ nhận công lao, đóng góp của họ.
Tuy nhiên, cách giao tiếp này chỉ chứng tỏ rằng chúng ta không công bằng, không tự tin và càng không hợp tình hợp lý. Và nếu tất cả mọi người đều giao tiếp bằng sự phủ nhận công sức và thành tích của nhau, chúng ta sẽ tạo nên một cộng đồng thiếu đoàn kết, thiếu trân trọng nhau.

Luật nhân quả đối với người "ác khẩu"

Đức Phật dạy, Ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu).

Luật nhân quả đối với người "ác khẩu"
Nó sẽ gây ra nhiều hối hận cho con người trong cuộc sống sau khi nói ra.

Nghĩ về từ "gieo duyên" khi nói về phật pháp

Duyên lành sẽ tạo quả lành, nghiệp lành và ngược lại. Nhìn theo sự vi tế, một lời nói tốt (ái ngữ) cũng là tạo duyên lành và một câu ác khẩu đã là duyên dữ. 

Nghĩ về từ "gieo duyên" khi nói về phật pháp
Có thuận duyên và nghịch duyên. Thuận duyên thì sự kết tụ dễ, nghịch duyên thì nan giải.
Là người sơ cơ, song có cố gắng tìm hiểu Phật pháp và cũng có đọc kinh điển, rất hứng thú khi nghĩ về khái niệm duyên trong đạo Phật với hàm nghĩa rất rộng và tính khái quát cao, vi diệu lắm. Phật nhìn sự vận động của vạn vật từ vật chất hữu vi đến tư tưởng (vô vi) qua mối quan hệ có tính quy luật duyên, đơn giản song đấy là chân lý.

Miệng nói lời cay độc bao nhiêu, đời người bạc mệnh bấy nhiêu

Người ta nghĩ chỉ là lời nói, không hại đến ai thì có hề gì. Nhưng thực ra không phải thế, tạo khẩu nghiệp là làm hại đến vận mệnh của mình.

Miệng nói lời cay độc bao nhiêu, đời người bạc mệnh bấy nhiêu
Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫ đến sự suy sụp, đổ vỡ, phiền não. Một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ cả cuộc đời.

Tin mới