Những lần mì Việt bị cảnh báo và thu hồi ở châu Âu
Thời gian qua, một số sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng EO khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
Hoàng Minh
Mới đây, văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết nhận được cảnh báo của EU về một số sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, Đức gửi cảnh báo mì ăn liền hương vị gà, cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) vì có chứa chất cấm ethylene oxide (EO) vượt ngưỡng quy định của EU.
Trong khi đó, Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở thương hiệu Nguyễn Gia vì sản xuất từ gạo biến đổi gene trái phép. Nước này cũng đã thực hiện biện pháp giám sát và thu hồi sản phẩm.
Mì ăn liền của Việt Nam dư chất ethylene oxide bị cảnh báo ở EU. Ảnh: T.S
Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty CP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - Vifon (quận Tân Phú, TP.HCM), hiện nước này đã trả lại lô hàng. Nguyên nhân trả lại lô hàng chưa rõ.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo dư chất EO.
Năm ngoái, một số lô sản phẩm mì ăn liền của doanh nghiệp Việt Nam xuất sang EU cũng bị cảnh báo và thu hồi tại một số nước do chất EO vượt ngưỡng.
Cụ thể, ngày 20/8, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô mì ăn liền do có chứa chất ethylene oxide, trong đó có mì tôm chua cay Hảo Hảo (trọng lượng 77 g, hạn sử dụng đến ngày 24/9/2022) và phở Good (trọng lượng 56 g, hạn sử dụng đến ngày 10/11/2022) của Acecook Việt Nam.
Tháng 12/2021, Cơ quan chức năng của Pháp có văn bản thu hồi một số lô mỳ tôm Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mỳ Đệ Nhất và mỳ lẩu thái của Acecook Việt Nam.
Một số lô mỳ tôm Hảo Hảo bị thu hồi ở Pháp. Ảnh: Internet
Theo thông báo, mì tôm Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mì lẩu thái của Acecook Việt Nam có chứa 2-chloroetanol (2- CE, chất chuyển hoá từ ethylene oxide - EO) vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU. Việc thu hồi các lô sản phẩm nói trên được cơ quan chức năng Pháp yêu cầu thực hiện trước ngày 31/1/2022.
Liên quan đến sực việc này, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, đây là lô hàng đã được công ty xuất khẩu từ tháng 7/2021 và có hạn sử dụng đến tháng 3, tháng 5, tháng 8 và tháng 9/2022.
Ngày 28/8/2021, Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương và Công ty CP Thực phẩm Thiên Hương về cảnh báo của Liên minh Châu Âu về sản phẩm mì khô vị bò gà.
Cụ thể, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được cảnh báo của EU đối với sản phẩm sản phẩm mì khô vị bò gà có tên tiếng Anh "Dried noodles with chicken-and beefspices" bị thu hồi tại thị trường Nauy do chứa chất cấm Ethylene Oxide.
Ngay sau đó, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc đề nghị Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương báo cáo về quy trình sản xuất sản phẩm Mì khô vị bò gà để đánh giá sự xuất hiện chất Ethylene Oxide. Đây là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế.
Theo đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, EO là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu, được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Hợp chất này không phải phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, song, có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô.
Ở điều kiện bình thường, EO sẽ chuyển thành dạng khí tác dụng đến côn trùng, vi sinh vật qua cơ chế gây độc hô hấp, nên được sử dụng với mục đích khử trùng trong sản xuất thực phẩm.
Tại Châu Âu, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp.
Video: Mì Ăn Liền Hai Tôm Xưa Và Nay. Nguồn: Tin Tức VTV24
Việt Nam ăn mì tôm nhiều thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, vượt Ấn Độ
Nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019, sau Trung Quốc và Indonesia.
Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.
Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao.
Mì ăn liền Nongshim Hàn Quốc bị thu hồi vì chứa chất cấm vượt 148 lần
Sản phẩm mì ăn liền của hãng Nongshim (Hàn Quốc) vừa bị EU thu hồi vì chứa chất cấm ethylene oxide cao hơn 148 lần so với tiêu chuẩn EU.
Trong khi dư luận đang không ngừng xôn xao việc một số nhãn hiệu mì, miến ăn liền có xuất xứ từ Việt Nam “dính” lùm xùm liên quan đến chất cấm ethylene oxide bị tìm thấy trong sản phẩm của mình khi xuất sang thị trường châu Âu (EU) thì mới đây, một thương hiệu mì ăn liền khác đến từ Hàn Quốc cũng vừa bị cơ quan quản lý thực phẩm EU “tuýt còi”.
Loại mì ăn liền của hãng Nongshim có xuất xứ từ Hàn Quốc bị phát hiện có chứa chất cấm ethylene oxide tại thị trường EU