Không chỉ là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên tri. Lúc sinh thời, ông đã đưa ra một số dự đoán về tương lai. Trong số này, một số tiên tri của ông đã ứng nghiệm.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông quê ở Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ngay từ khi còn nhỏ, Khổng Minh đã sớm bộc lộ là người thông minh, hiếu học, am hiểu nhiều lĩnh vực. Ông được biết đến là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý.
Sau khi đi theo Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã dốc lòng phò tá, giúp quân chủ lập nên nhà Thục - một trong 3 thế lực mạnh thời Tam quốc. Được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng, Khổng Minh sau đó được phong làm Thừa tướng.
Bên cạnh sự nghiệp chính trị, Gia Cát Lượng còn khiến nhiều người bất ngờ bởi khả năng tiên tri "như thần". Trong số này, nổi tiếng nhất là việc ông dự đoán về Lưu Bá Ôn - vị quan văn võ song toàn của nhà Minh. Lưu Bá Ôn sinh sau Khổng Minh hơn 1.000 năm.
Theo các ghi chép, sử liệu, Lưu Bá Ôn từng đích thân dẫn quân đánh địch. Trong lúc truy kích quân địch, ông không may ngã vào một hang núi. Tại đó, Lưu Bá Ôn tình cờ tìm thấy một tấm bia đá khắc 14 chữ với nội dung “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”. Dưới bia khắc dòng chữ nhỏ “Gia Cát Lượng thủ bút”.
Nội dung trên tấm bia đá hàm ý nội dung: “Gia Cát Lượng xứng đáng là quân sư của mọi thời đại, nhưng làm tướng thống nhất sơn hà thì có Lưu Bá Ôn”. Sau tấm bia còn vẽ đường rời khỏi hang núi. Nhờ vậy, Lưu Bá Ôn tìm được đường ra khỏi hang núi an toàn.
Tiếp đến, Gia Cát Lượng để lại lời tiên tri cho con cháu. Trước lúc lâm chung, ông gọi con cháu tới và dặn dò: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.
Sau khi Gia Cát Lượng mất, Tư Mã Viêm đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Biết trong triều đình có viên tướng quân là hậu duệ của Khổng Minh nên ông hoàng này tìm cách trừng trị. Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng dòng họ Gia Cát. Trước mặt văn võ bá quan, Tư Mã Viêm hỏi hậu duệ của Gia Cát Lượng rằng trước khi chết, thừa tướng quá cố của Thục Hán đã nói những gì.
Hậu duệ của Khổng Minh thành thật trả lời đúng như sự thật. Nghe xong, Tư Mã Viêm hạ lệnh cho quân lính tới nhà của Gia Cát Lượng rồi dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Theo đó, họ tìm thấy một phong thư được dán kín và có viết dòng chữ phía ngoài rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là Đúng hoàng thượng mới mở ra xem).
Vậy nên, binh sĩ vội vã mang phong thư vào điện, dâng lên Tư Mã Viêm. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm thấy làm lạ nhưng vẫn làm theo. Vừa lùi 3 bước xong thì ông hoàng này giật mình khi thấy chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ ông vừa ngồi. Bàn ghế bị gãy nát.
Sau khi trấn tĩnh trở lại, Tư Mã Viêm đọc tiếp nội dung trong thư. “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”, Khổng Minh viết trong thư. Qua đó, tài tiên đoán "như thần" của Khổng Minh đã giúp con cháu thoát được kiếp nạn.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.