Nộc độc của những con rắn dưới đây có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở nạn nhân, từ tê liệt và xuất huyết đến hoại tử. Vì vậy nếu vô tình đụng độ chúng, hãy cố gắng thoát thân thật nhanh!
Thùy Dung (T.H)
Rắn Inland taipan (rắn taipan nội địa) là một trong những loài rắn độc nhất, thậm chí là độc nhất thế giới, căn cứ theo số chỉ định LD50, có nghĩa là chỉ cần một chút nọc độc của nó có thể giết chết con mồi (hoặc con người).
Khi rắn taipan cảm thấy bị đe dọa, con rắn sẽ cuộn cơ thể của nó thành hình chữ S, giống như một lò xo bị nén, trước khi phóng ra với một cú đớp cực nhanh.
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với kích thước lên tới 5,4 m. Thị lực ấn tượng của con rắn cho phép nó phát hiện một người đang di chuyển từ khoảng cách gần 100 m.
Sự nguy hiểm của rắn hổ mang không phải là hiệu lực của nọc độc, mà là lượng nọc độc được tiêm vào nạn nhân. Theo đó trong mỗi vết cắn, rắn sẽ tiêm vào nạn nhân khoảng 7 ml nọc độc, chưa kể tới việc con rắn có xu hướng tấn công với 3 hoặc 4 vết cắn liên tiếp.
Loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi, mamba đen (Dendroaspis polylepis) có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc. Được đặt tên do màu bên trong miệng của chúng tối như mực, cơ thể mamba đen thực sự có màu nâu. Chúng có chiều dài trung bình khoảng 2,5 m và có thể di chuyển với vận tốc 19 km/h.
Rắn Boomslang (Dispholidus typus) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Nọc độc của loài rắn này có chứa chất chống đông máu, khiến nạn nhân bị chết do xuất huyết trong và ngoài.
Rắn Viper vảy cưa (Echis carinatus) là thành viên nhỏ nhất trong nhóm "Bộ Tứ" ở Ấn Độ, thường xuyên chịu trách nhiệm cho các trường hợp tử vong liên quan tới rắn cắn tại quốc gia này.
Một vết cắn từ Fer-de-lance (Bothrops asper) có thể khiến mô cơ thể của một người chuyển sang màu đen khi nó bắt đầu hoại tử. Do nọc độc của loài rắn độc fer-de-lance có chứa chất chống đông máu nên vết cắn của loài rắn này có thể khiến một người bị xuất huyết. Một con cái có thể sinh đến 90 con.
Rắn hổ (Notechis scutatus) được đặt tên dựa theo các dải màu vàng và đen trên cơ thể của nó, mặc dù không phải tất cả các quần thể đều có hình dạng đó. Nọc độc mạnh của nó có thể gây ngộ độc cho người chỉ trong 15 phút sau khi cắn và gây ra ít nhất một ca tử vong mỗi năm, Đại học Adelaide báo cáo.
Rắn lục Russell (Daboia russelii) sở hữu nọc độc dẫn đến một loạt các triệu chứng khủng khiếp: suy thận cấp tính, chảy máu nghiêm trọng và tổn thương đa cơ quan. Một số thành phần của nọc độc liên quan đến đông máu cũng có thể dẫn đến đột quỵ cấp tính. Nạn nhân thường chết vì suy thận.
Rắn cạp nong (Bungarus fasatus) là loài di chuyển chậm vào ban ngày và thường tấn công khi trời tối. Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, nọc độc của loài rắn này có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động. Điều này ngăn không khí đi vào phổi, dẫn đến ngạt thở.
Rắn Coastal taipan (rắn taipan ven biển) có tốc độ đáng kinh ngạc. Khi bị đe dọa, nó sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất khi nó nhảy với độ chính xác phi thường và tiêm nọc độc vào kẻ thù. Trước năm 1956, khi một loại thuốc kháng nọc độc được sản xuất hiệu quả, vết cắn của loài rắn này gần như luôn gây tử vong.
Chuyện lạ hôm nay: Gái trẻ mê mẩn rắn cực độc, bỏ cả việc lương cao
(Kiến Thức) - Bất chấp sự phản đối của người thân, cô gái trẻ vẫn không thể ngừng lại đam mê và tình yêu dành cho những con rắn cực độc.
Ở Trung Quốc, có một loài rắn cực độc, được mệnh danh là rắn ngũ bộ xà, tương truyền, nọc độc của loài rắn này mạnh đến mức, chỉ cần bị nó cắn, nạn nhân sẽ trúng độc ngay lập tức, đi không quá 5 bước sẽ chết bất đắc kỳ tử. (Nguồn Sina)
Cũng đã có rất nhiều người bỏ mạng oan uổng vì bị rắn ngũ bộ xà độc khét tiếng cắn. Thế nên, chỉ cần nghe thấy ngũ độc xà, nhiều người đã rùng mình hoảng sợ. (Nguồn Sina)
Tuy nhiên tại Phàn Chi Hoa, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái trẻ lại cực kỳ yêu thích và có niềm đam mê bất diệt với những loài rắn độc, đặc biệt là rắn ngũ độc xà. (Nguồn Sina)
Theo thông tin đăng tải, ở trấn Hồng Cách, huyện Diêm Biên, thị Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên, cô gái trẻ này được biết đến với biệt danh rất kêu là "Nữ hoàng rắn". Mỗi ngày, cô đều cùng hàng chục ngàn con rắn độc tiếp xúc thân mật. (Nguồn Sina)
Được biết, "Nữ hoàng rắn" tên thật là Lý Chân Chân, bởi đam mê và tình yêu dành cho những con rắn độc quá lớn, Chân Chân đã rời bỏ công việc ở thành phố với mức lương cao nhiều người mơ ước. (Nguồn Sina)
Cô dứt khoát quyết định vào trong núi sâu để nuôi rắn độc, đặc biệt là rắn ngũ bộ xà. (Nguồn Sina)
Theo Lý Chân Chân chia sẻ, suốt 5 năm qua, cô không thể nhớ nổi mình bị rắn cắn bao nhiêu lần. "Rắn độc cắn đau đớn đến không muốn sống, nỗi đau này cũng chỉ có mình tôi biết", cô nói. (Nguồn Sina)
Cũng bởi vì nuôi rắn độc, chồng của "nữ hoàng rắn" Chân Chân trong một lần bất cẩn đã bị rắn độc cắn, tổn thương nghiêm trọng, 8 tháng nằm liệt trên giường, không thể đi lại. (Nguồn Sina)
Tuy vậy, những tổn thương và tai nạn đó không làm Chân Chân vơi bớt đi tình yêu với loài rắn độc ngũ bộ xà. Cô cho biết, mặc dù ngũ bộ xà bị người khác vừa ghét vừa sợ thế nhưng đối với cô, chúng như những đứa con nuôi của mình. (Nguồn Sina)
Đứng bên cạnh lồng nuôi rắn, Chân Chân cười nói vui vẻ: "Rắn độc đều khá giống nhau, chúng sẽ không chủ động tấn công con người. Chỉ khi nghĩ rằng con người tấn công và làm hại mình, rắn độc mới phản kích bằng những nhát cắn chứa đầy nọc độc". (Nguồn Sina)
Được biết, năm nay, trang trại rắn 3000 mét vuông của Lý Chân Chân đem về cho cô khoảng 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 35 tỷ đồng), một con số khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên ngưỡng mộ đến mấy, cũng hiếm người dám mạo hiểm mạng sống để sống với cả chục ngàn con rắn độc như Lý Chân Chân. (Nguồn Sina)
Các nhà khoa học đã xác định được hơn 200 loài rắn khác nhau ở Việt Nam.
Rắn hổ mèo hay hổ mang Xiêm hoặc rắn hổ mang Đông Dương là loài rắn cực độc. Nạn nhân của loài rắn độc này sẽ bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở, tử vong trong khoảng 30 phút nếu không được chữa trị. Nếu bị rắn hổ mèo phun nọc độc trúng vào mắt thì nạn nhân có thể bị mù tạm thời hay thậm chí còn có thể gây mù vĩnh viễn.