Những loại pháo hoa người dân được đốt dịp Tết

(Kiến Thức) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021. Một trong những nội dung đáng chú ý là quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa.

Điều 17 của Nghị định 137/2020 cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Pháo hoa được sử dụng là loại tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không được gây ra tiếng nổ. Song, người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn Phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội đánh giá việc đốt pháo hoa trong những ngày Tết, lễ hội… là phong tục, tập quán có từ lâu đời. Do đó, Nghị định 137 bổ sung quy định cho phép tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa rất phù hợp và đảm bảo tính nhân văn.
Tuy nhiên, ông Cường cho rằng cơ quan chức năng cần xác định rõ loại pháo hoa nào được sử dụng. Bởi lẽ, pháo hoa có thể chứa chất gây nổ, người sử dụng không đúng cách sẽ gây mất an toàn. Ngoài ra, luật sư lo ngại sau khi mở rộng quy định cho người dân được mua pháo hoa để sử dụng, thì sẽ xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này. Vì thế, cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ việc cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa sau khi nghị định có hiệu lực.
Nhung loai phao hoa nguoi dan duoc dot dip Tet
 Ảnh minh họa.

Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa, Đoàn luật sư TP Hà Nội ) cho biết, Nghị định 137/2020 nhằm thay thế cho Nghị định 36/2009. Điểm khác biệt quan trọng là nghị định mới cho phép người dân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp theo nhu cầu cá nhân, như dịp Tết hoặc cưới hỏi, sinh nhật... So với Nghị định 36/2009, quy định mới đã định nghĩa lại về loại pháo hoa mà người dân được phép sử dụng. Đó là loại pháo khi có tác động sẽ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc nhưng không gây ra tiếng nổ.

Luật sư Giáp phân tích theo Nghị định 137/2020, sau khi mua pháo hoa không tiếng nổ tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép bán, người dân có quyền đốt pháo mà không cần xin phép. Nghị định mới cũng nêu rõ người "có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" thì được sử dụng pháo hoa.

Luật sư Gíáp cho biết thêm, Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên; không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cùng nắm bắt Nghị định 137/2020 về việc cho phép người dân sử dụng pháo hoa, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho rằng trên thực tế, pháo hoa không gây ra tiếng nổ đã được người dân sử dụng từ lâu nay.

"Một trong số đó là loại pháo bông phụt sáng, thường được sử dụng trong các dịp sinh nhật" - Luật sư Tuấn Anh nói và cho biết nghị định mới chỉ giúp phân biệt rõ ràng các khái niệm pháo nổ và pháo hoa. Theo luật sư, các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hay sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ (là loại có chứa thuốc pháo nổ) đều vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn việc sử dụng pháo hoa không tiếng nổ, theo Nghị định 137/2020 có hiệu lực từ 11/1/2021, thì không vi phạm pháp luật.

>>> Xem thêm video: Chính thức cho phép bắn pháo hoa trong đám cưới, sinh nhật từ 11/1/2021

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương nếu xảy ra đốt pháo

(Kiến Thức) - Người đứng đầu các đơn vị, địa phương buông lỏng chỉ đạo, không ngăn chặn, để xảy ra tình trạng đốt pháo, đốt thả “đèn trời” trái phép sẽ phải chịu trách nhiệm.

Báo cáo từ các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho thấy, từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/1/2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 10 vụ, 11 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo trái phép, thu giữ gần 300 kg pháo các loại và 187 quả pháo hoa; vận động nhân dân giao nộp 35 quả pháo hoa và 08 kg pháo nổ các loại. Điều này cho thấy tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo trái phép vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.

CĐM bức xúc đôi trẻ đốt pháo khói ở khúc cua đèo Tam Đảo

(Kiến Thức) - Đứng giữa khúc cua nguy hiểm đèo Tam Đảo, cặp đôi thản nhiên đốt pháo khói gây bức xúc cho nhiều người qua đường.

Mới đây trên MXH, đoạn clip ghi lại cảnh cặp đôi bất chấp nguy hiểm đứng đốt pháo khói ở khúc cua nguy hiểm trên đèo Tam Đảo khiến CĐM chú ý.
Theo chia sẻ của nickname V.Đ người trực tiếp chứng kiến và ghi lại cảnh cặp đôi đốt pháo khói tại Tam Đảo cho biết sự việc xảy ra cách đây khoảng 1 tuần tại khúc cua đoạn đường nguy hiểm lên khu nghỉ dưỡng nổi tiếng này.

Tin mới