Xem toàn bộ ảnh
Rắn hổ mang chúa. Sống nhiều ở khu vực Kerala (Tây Ấn), rắn hổ mang chúa được mệnh danh là loài rắn khổng lồ, dài và độc nhất thế giới với chiều dài lên tới 7m. |
Tuy nằm trong danh sách 6 loài rắn chứa độc tố cao ở Ấn Độ, nhưng số vụ rắn hổ mang chúa giết người và động vật chiếm tỷ lệ không đáng kể . Ngoài ra, rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong văn hóa Hindu giáo ở Ấn Độ. |
Mãng xà đá. Mãng xà đá Ấn Độ có nhiều tên gọi như trăn đất, trăn nghệ, trăn Ấn Độ hoặc Ajgar (cách gọi của dân địa phương), đứng thứ hai trong loài rắn có kích thước khổng lồ và dài nhất ở Ấn Độ. Chiều dài trung bình của mãng xà đá là 3m. |
Mãng xà đá xuất hiện ở hầu hết vùng miền của Ấn Độ, nhiều ở chân đồi núi đá, mưa rừng nhiệt đới hay các thung lũng, dòng sông... |
Rắn chuột. Rắn chuột Ấn Độ xếp thứ ba danh sách với chiều dài 2,3m. Ở Việt Nam, rắn chuột Ấn Độ quen thuộc với tên rắn hổ trâu hay rắn long thừa, rắn hổ trèo, rắn hổ dện, rắn ráo trâu… Người dân địa phương thường gọi là Dhaman, trong khi trên sách khoa học, chúng có tên Ptyas mucosa. Rắn chuột Ấn Độ thuộc họ rắn nước. Tùy vào môi trường sống, chúng có màu sắc khác nhau. Tốc độ di chuyển của Dhaman xếp hạng nhất ở Ấn Độ, tuy nhiên, thường bị rắn hổ mang chúa Ấn Độ biến thành mồi ngon. |
Rắn hổ mang: 1,8m. Rắn hổ mang Ấn Độ dài 1,8m, được dân địa phương gọi là Nag hai Naja. Không chỉ sở hữu thân mình “khủng”, rắn hổ mang còn thuộc một trong 4 loài rắn độc chết người nổi tiếng được ghi nhận tại Ấn Độ. Trung bình hàng năm, loài rắn này gây ra cái chết của 1.000 người. Người dân Ấn Độ xem loài rắn này như linh thú trong lễ hội Nag Panchami. |
Rắn hổ. Cuối bảng xếp hạng, Rắn hổ Ấn Độ dài 1,6m, còn có tên gọi khác như Common Krait hay Bungarus Caeruleus. Chúng được xếp vào một trong 6 loài rắn cực độc ở Ấn Độ và top loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Á. |
Rắn hổ Ấn Độ sinh sống chủ yếu trong những cánh rừng rậm rạp ở vùng tiểu lục địa Ấn. Trung bình mỗi năm, Rắn hổ Ấn Độ giết khoảng 3.000 người. |