Những lưu ý quan trọng để không tử vong vì bệnh dại

Hiện đang là thời điểm vùng Nam Bộ bước vào mùa nóng, bệnh dại ở vật nuôi bùng phát mạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần lưu ý để phòng bệnh.

Theo tin tức mà PV báo Người Đưa Tin cập nhật, hiện nay, bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận lượng bệnh nhân đến tiêm ngừa bệnh dại tăng 35% so với bình thường. Theo đó, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 12-40 người đến tiêm ngừa dại do chó cắn.
Các chuyên gia nhận định, nếu người bị chó cắn không đi tiêm phòng, khả năng mắc bệnh dại dẫn đến tử vong là rất cao. Đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là triển khai quản lý vật nuôi, tiêm vắc-xin phòng ngừa và huyết thanh kháng dại cho cả người và vật nuôi.
Theo cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế), bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào... của động vật (thường là chó, mèo). Đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng ngừa và người dân hoàn toàn có thể tránh được bệnh dại.
“Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; đeo rọ mõm cho chó khi ra đường; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Nhung luu y quan trong de khong tu vong vi benh dai
Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn (Ảnh minh họa). 
Khi bị chó, mèo cắn, cào... cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine”, TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng cục Y tế Dự phòng khuyến cáo.
Cũng theo khuyến cáo của TS. Trần Đắc Phu, cần hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương, sau đó, đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc Nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Dấu hiệu nhận biết chó bị dại:
Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình đó là thể điên cuồng và thể bại liệt.
Thể bại liệt: Chó ủ rũ, không cắn, không sủa, bỏ ăn, liệt ở một bộ phận hay nửa người. Sau 2 đến 7 ngày chó sẽ chết. Chó bị dại thể này rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện.
Thể điên cuồng: Chó lên cơn dại dữ dội, mắt đỏ ngầu, cằm trễ, chảy dãi, sùi bọt mép trắng xóa như bọt xà phòng. Chó dại thường sợ gió, sợ nước và bỏ nhà đi lung tung. Sau 2 đến 7 ngày sau chó sẽ chết.

Đột tử, nhiễm bệnh dại do ăn tiết canh, uống máu dơi

(Kiến Thức) - Bản chất của món tiết canh dơi hay bất kỳ loại tiết canh nào khi ăn cũng là ăn máu sống nên các vi khuẩn, virus ...có nguy cơ lây nhiễm cho con người.

Vừa qua nguyên Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu đã không may tử vong sau khi ăn tiết canh dơi. Theo ông Lê Thanh Phong, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Phước Long nguyên nhân tử vong của vị Giám đốc sở trên được chẩn đoán là do sốc nhiễm trùng đường ruột.

Đình chỉ lưu hành vắc-xin phòng dại không đảm bảo chất lượng

Vắc xin phòng bệnh dại Lyssavac N do công ty Cadila Healthcare Ltd., India sản xuất vừa bị điều chỉnh lưu hành.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội chiều 22/3, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo đình chỉ lưu hành vắc xin phòng bệnh dại Lyssavac N.
Đây là vắc xin do công ty Cadila Healthcare Ltd., India sản xuất, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế TP Hồ Chí Minh nhập khẩu, công ty Cổ phần vắc xin và sinh phẩm Nam Hưng Việt ủy thác nhập khẩu.
Dinh chi luu hanh vac-xin phong dai khong dam bao chat luong
 Tiêm phòng bệnh tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội.

Tin mới