Chủ Nhật, ngày 06/03/2022 16:00 PM (GMT+7)
Chia sẻ
Sự kiện: Tin tức COVID-19
1. Cách lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn hậu COVID-19
Trong giai đoạn hậu COVID ăn gì để phục hồi sức khỏe là quan tâm của rất nhiều người. Người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu calo, protein, rau quả tươi, gia vị thảo mộc để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
1.1. Cách lựa chọn thực phẩm giàu calo
Khi mắc COVID-19, cơ thể của người bệnh dễ bị cạn kiệt năng lượng, vì vậy những thực phẩm giàu calo là thứ người bệnh cần để lấy lại mức năng lượng của mình.
Lượng calo có trong thức ăn có thể đến từ carbs (tinh bột), chất béo và protein. Cơ thể có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu cho các hoạt động hoặc lưu trữ để sử dụng sau này dưới dạng mỡ trong cơ thể.
Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm giàu calo bao gồm: ngũ cốc, gạo, khoai tây, bánh mì, mì ống…
Để tính nhu cầu năng lượng, người ta sử dụng đơn vị Kcal (1 Kcal = 1.000 calo). Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành trung bình là: 2.300 - 3.000 Kcal/ngày (đối với nam giới); 2.000 - 2.500 Kcal/ngày (đối với nữ giới). Nhu cầu năng lượng có thể điều chỉnh thêm bớt tùy theo cường độ lao động.
- Lượng Kcal được tính trong 100g phần ăn được của các thực phẩm như sau:
Trong 100g phần ăn được gạo nếp hoặc gạo tẻ chứa
- 344 KCal
- Gạo lứt: 345 KCal
- Bột gạo nếp: 362 KCal
- Bột gạo tẻ: 359 KCal
- Khoai tây: 93 KCal
- Bột khoai tây: 345 KCal
- Miến dong: 332 KCal
- Bánh mì: 249 KCal
- Bột mì: 346 KCal
Cần lưu ý không nên ăn quá nhiều calo dễ gây tăng cân, béo phì và dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Tránh thực phẩm chứa calo rỗng như tất cả các loại đồ ăn vặt.
Người mắc COVID-19 nên ăn thực phẩm giàu calo như: cơm, khoai tây, bánh mì...
1.2. Cách lựa chọn thực phẩm giàu protein
Người bệnh không thể cảm thấy khỏe hơn nếu thiếu protein. Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp người bệnh COVID-19 bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong cơ thể. Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt...
- Nhu cầu protein của cơ thể là: 1 - 1,5g/kg/ngày. Lượng protein trong 100g thực phẩm được tính như sau:
- Thịt bò loại 1: 21g
- Thịt bồ câu ra ràng: 17.5g
- Thịt dê nạc: 20,7g
- Thịt gà ta: 20,3g
- Thịt lợn nạc: 19g
- Thịt ngựa: 21,5g
- Thịt đùi ếch: 20g
- Cá chép: 16g
- Cá quả: 18,2g
- Cá rô đồng: 19,1g
- Cá trắm cỏ: 17g
- Cá hồi: 22g
- Cá ngừ: 21g
- Trứng gà: 14,8g
- Trứng vịt: 13g
- Sữa bò tươi: 3,9g
- Sữa dê tươi: 3,5g
- Sữa đặc có đường: 8,1g
- Đậu cô ve: 5,5g
- Đậu đũa: 6g
- Đậu Hà Lan: 6,5g
- Giá đậu tương: 7,7g
- Giá đậu xanh: 5,5g
Thực phẩm giàu protein có thể giúp người bệnh COVID-19 bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong cơ thể.
1.3. Ăn đa dạng các loại rau quả
Trái cây, rau và một số loại gia vị thảo mộc là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, chống viêm, kháng khuẩn để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Người bệnh có thể ăn đa dạng các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc và bổ sung thêm một số gia vị thảo mộc như: củ sả, gừng, tỏi, nghệ, hành, mùi, quế…
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, mỗi người nên ăn lượng rau quả là 480g - 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…); trong đó tiêu thụ rau là từ 240 - 320g/ngày và tiêu thụ quả chín là 240g/ngày.
Nên ăn các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc.
2. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19
Ngoài việc tăng cường các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống trong giai đoạn phục hồi, người mắc COVID-19 cần lưu ý những điều sau để thực hiện chế độ ăn uống hiệu quả hơn:
- Ưu tiên các sản phẩm như: thịt, cá, trái cây, rau… tươi sống, mới thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế các sản phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn.
- Đảm bảo tất cả các bữa ăn của người bệnh đều được nấu tại nhà thay vì phụ thuộc vào các loại đồ ăn bên ngoài.
- Ăn nhiều thức ăn trong một bữa có thể khó khăn trong giai đoạn đầu hồi phục sau nhiễm COVID-19, do vậy người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày.
- Nhiều bệnh nhân COVID-19 gặp khó khăn khi nuốt trong thời gian hồi phục, vì vậy nên chế biến các món ăn lỏng, mềm để dễ nuốt và hấp thu tốt hơn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc và ăn uống.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-trong-che-do-an-uong-o-giai-doan-hau-covid-19-169220304181...Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-trong-che-do-an-uong-o-giai-doan-hau-covid-19-169220304181517847.htm
Dùng tỏi tươi ngừa COVID-19, nhiều người ăn sai gây hại khủng khiếp mà không biết
Một số đối tượng như trẻ em bụng dạ yếu, người bị dị ứng tỏi, người bị bệnh liên quan đến dạ dày… cần dùng tỏi một cách thận trọng, ngưng sử dụng nếu gặp...
Bấm xem >>