(Kiến Thức) - Mệt mỏi, ngủ thấy ác mộng hay những căn bệnh dị ứng... là những yếu tố khiến trẻ không ngủ được.
Linh Chi
Xem toàn bộ ảnh
Bé còn quá nhỏ. Trẻ bắt đầu ngủ ngay suốt cả đêm - điều này rất lạ lùng và hiếm thấy. Trong 2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ không đều, chừng 12 đến 18 giờ/ngày. Trong khoảng từ 3 đến 6 tháng thì thời gian ngủ này sẽ bắt đầu trở nên đều đặn hơn. Từ 3 tháng đến 1 tuổi, mỗi ngày trẻ cần ngủ tổng cộng 14-15 giờ/ngày (kể cả thời gian ngủ chợp). Ở giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi, 70% - 80% trẻ sơ sinh sẽ ngủ suốt cả đêm - có nghĩa là trẻ ngủ suốt từ 5 đến 6 giờ mà không thức giấc một lúc nào.
Bạn cứ ở bên cạnh con khi bé ngủ. Nếu bố mẹ cứ đong đưa cho bé ngủ mỗi đêm thì chúng sẽ chẳng biết tự ngủ đâu. Và chúng có thể khóc toáng lên để “đòi hỏi” rồi mới ngủ lại - như đòi bố mẹ chú ý chẳng hạn. Bạn nên đặt bé vào giường khi con buồn ngủ, lúc bé chưa ngủ hẳn. Con bạn sẽ “tự dỗ ngủ” được và biết tự ngủ - cho dù là bé có thức giấc dậy vào lúc nửa đêm đi chăng nữa.
Trẻ quá mệt. Trẻ mới tập đi và trẻ chưa đến tuổi đi học có thể trở nên cáu kỉnh khi chưa ngủ đủ giấc - và làm một số trẻ khó chịu không chịu ngủ hơn nữa. Trẻ ở những độ tuổi này cần ngủ từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Trong khoảng thời gian ấy trẻ có thể chợp mắt. Ở độ tuổi này, điều quan trọng là giữ cho trẻ có kế hoạch ngủ nghỉ, thức dậy, và chợp mắt đúng giờ - cũng giống như thời gian các bữa ăn trong ngày và thời gian chơi đùa của trẻ nữa.
Lo sợ khi ngủ riêng. Nỗi lo sợ khi ở riêng một mình có thể làm cho bé thêm khó ngủ. Việc nói chuyện, hát ru, đu đưa, và cho ăn (bú) dặm có thể làm cho giai đoạn này thành thói quen thức giấc không nên có. Trẻ ở độ 6 tháng tuổi, bạn có thể khuyến khích con tự ngủ trở lại. Miễn là bé không bị bệnh, bạn nên nói chuyện khe khẽ và xoa lưng, nhưng chớ bế con dậy hoặc cho bé ăn (bú). Đèn ngủ có thể làm cho trẻ ở tuổi tập đi - sợ bóng đêm - cảm thấy thoải mái hơn.
Không có thói quen đi ngủ đúng giờ. Việc thực hiện các hoạt động đều đặn giống nhau mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ nhận biết sự thay đổi từ thức sang ngủ. Bạn nên tạo cho trẻ thói quen giờ ngủ thoải mái, phù hợp với độ tuổi của mình bao gồm các hoạt động chẳng hạn như tắm rửa, kể chuyện, ăn nhẹ, sau đó là tắt đèn. Thói quen này nên được thực hiện giống nhau mỗi tối và lúc nào cũng nên kết thúc ở phòng của con. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu tập cho con thói quen này vào lúc con 4 tháng tuổi.
Thao thức vào ban đêm. Dù sợ ngủ một mình, không có thói quen đi ngủ đúng giờ, hoặc chỉ muốn điều khiển môi trường của mình, một số trẻ không chịu đi ngủ hoặc bịa ra nhiều lý do để thức khuya. Chúng có thể đòi kể câu chuyện khác, đòi uống nước, hoặc đi vệ sinh. Bạn nên vào phòng của trẻ và hãy nghiêm khắc với chúng nhưng cũng nên làm cho con thấy yên tâm khi có mình ở bên. Mỗi lần vào bạn nên rút ngắn thời gian lại. Hãy cho trẻ lựa chọn về giờ ngủ, chẳng hạn là thứ tự của các hoạt động ngủ nghỉ, chứ không phải là thời gian.
Không ngủ chợp mắt đủ. Nếu trẻ không ngủ đủ ban ngày thì chúng có thể khó ngủ vào ban đêm, bạn có tin không? Đa số trẻ nhỏ mỗi ngày cần được ngủ chợp mắt 2 hoặc 3 lần. Trẻ mới tập đi cần ít nhất được ngủ chợp mắt 1 lần - trẻ dưới độ tuổi này thường cần đến 2. Và hầu hết trẻ nhỏ vẫn hay ngủ trưa cho đến khi 5 tuổi. Bạn nên để ý quan sát tâm trạng của con mình nhé. Nếu bé cáu gắt và buồn ngủ, thì hãy cho con ngủ chợp mắt một chút. Nhưng chớ nên cho trẻ ngủ gần với giờ ngủ thường lệ của mình - và cũng đừng bỏ qua giấc ngủ ngắn này của trẻ.
Chứng ngạt thở khi ngủ làm trẻ không ngủ được. Đôi khi trẻ không ngủ được là do bị ngạt thở khi ngủ - lúc này đường thở của bé bị nghẹt, thường là do a-mi-đan và mô mũi nở ra được gọi là bệnh sùi vòm họng (bệnh V.A.). Trẻ bị ngạt thở khi ngủ thường ngáy to, thở dốc, và ngủ không yên giấc, cựa quậy liên tục. Tỉ lệ trẻ mắc chứng bệnh này là khoảng 1:100 và thường thấy nhiều nhất là từ 3-7 tuổi, lúc này a-mi-đan và bệnh V.A. phát triển cực điểm. Phương pháp điều trị bao gồm giải phẫu hoặc bắt trẻ mang đồ che mũi vào buổi tối.
Ngáy. Khoảng chừng 10% trẻ ngáy. Có thể do nhiều lý do, như ngạt thở khi ngủ, dị ứng mùa, nghẹt mũi vì cảm, hoặc vách ngăn bị lệch. Nếu giấc ngủ của bé không bị ảnh hưởng gì thì bác sĩ nhi khoa có lẽ sẽ không chữa trị chứng ngáy này đâu. Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ nhi khoa nếu bé không ngủ ngon giấc do ngáy hoặc bị các vấn đề về hô hấp. Nếu ngáy làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và đó không phải là triệu chứng ngạt thở thì bác sĩ có thể cho bé sử dụng thuốc, chẳng hạn như xịt xtê-rô-ít vào mũi để làm teo nhỏ mô mũi lại.
Bé ngủ thấy ác mộng và tỉnh dậy với tinh thần hoảng loạn. Ác mộng thường không có hại gì với trẻ. Chúng thường hết khi trẻ lên độ tuổi teen (tuổi thiếu niên). Nếu mơ thấy ác mộng, trẻ có thể cảm thấy rất sợ hãi, và có thể kể cho bạn nghe về giấc mơ kinh sợ đó. Khi tỉnh dậy hoảng loạn, trẻ có thể hành động một cách sợ hãi nhưng có thể trẻ vẫn còn đang ngủ. Nhưng đến lúc thức giấc, bé sẽ chẳng nhớ được gì. Bạn nên an ủi con khi con mơ thấy ác mộng. Cần đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc và có thói quen ngủ nghỉ nhẹ nhàng. Nếu ác mộng vẫn còn tiếp tục thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa ngay.
Trẻ bị mộng du. Trẻ thức giấc hoảng loạn cũng thường hay bị mộng du. Khi đó chúng chỉ một phần nào tỉnh táo khi bước đi, nói chuyện, ngồi bật dậy trên giường, hoặc làm các hoạt động khác. Mắt trẻ có thể mở to, nhưng chúng không hề nhận thức được điều gì. Đa số trẻ sẽ hết mộng du khi ở tuổi thanh thiếu niên. Đừng đánh thức trẻ đang mộng du bởi có thể bạn sẽ làm cho trẻ hoảng sợ. Hãy nhẹ nhàng hướng dẫn cho bé quay trở lại giường và nên giữ khu vực quanh giường ngủ của trẻ được an toàn: Hãy khoá chặt cửa và lắp cửa an toàn gần các bậc thang.
Trẻ bị dị ứng, bị hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa . Một số bệnh có thể làm trẻ khó ngủ. Nghẹt mũi do dị ứng, do cảm lạnh, và do hen suyễn có thể làm cho trẻ khó thở. Ở trẻ nhỏ, đau bụng, trào ngược a-xít, đau tai, hoặc đau do mọc răng cũng có thể làm cho trẻ ngủ không ngon. Bác sĩ nhi khoa có thể làm giảm triệu chứng này để giúp cho trẻ ngủ ngon hơn.
Một số loại thuốc thông thường. Đôi khi thuốc mà trẻ sử dụng để trị bệnh có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình. Các loại thuốc làm thông mũi và thuốc kháng histamine trị cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm cho trẻ cựa quậy, ngủ không yên giấc. Tác dụng phụ của thuốc ADD/ADHD thường là khó ngủ. Nếu thuốc làm cho trẻ khó ngủ thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về việc thay đổi thuốc, liều lượng, hoặc giờ sử dụng thuốc.
Đồng hồ sinh học của tuổi thanh thiếu niên. Những thay đổi chu kỳ ngủ của thanh thiếu niên trong giai đoạn thành niên làm cho trẻ tỉnh táo hơn vào buổi tối và buồn ngủ hơn lúc sáng. Bạn nên “hợp tác” với đồng hồ sinh học mới này, để trẻ làm bài tập buổi tối và ngủ muộn hơn nếu có thể được. Nhưng thanh thiếu niên vẫn cần được ngủ ít nhất là 8 tiếng rưỡi mỗi đêm. Một số trường học và bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ đang làm việc để thời gian học ở trường trung học bắt đầu muộn hơn sao cho thanh thiếu niên có thể học ở trường lúc tỉnh táo nhất.
Thói quen ngủ nghỉ của trẻ không tiếp xúc với màn hình. Việc tiếp xúc lên tục với điện thoại, máy tính, và trò chơi vi-đi-ô làm cho thanh thiếu niên có thể rất muốn chit chat, tán gẫu, và chơi thay vì phải đi ngủ. Nhưng giống như bất kỳ đứa trẻ hoặc bất kỳ người lớn nào thì lứa tuổi này cũng cần có thói quen thư giãn, giải trí để giảm bớt căng thẳng trước khi ngủ. Máy móc điện tử tương tác ảnh hưởng đến não bộ sẽ làm cho trẻ tỉnh táo - và làm cho chúng buồn ngủ vào ngày hôm sau. Bạn nên để ti-vi, máy tính, và điện thoại ra khỏi phòng ngủ và đừng để con mình thức khuya vì những trò chơi công nghệ này.
Trẻ nhỏ, stress, và bệnh mất ngủ. Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ khó ngủ hoặc ngủ ngon. Mặc dù bệnh mất ngủ có thể có nhiều nguyên nhân về thể chất, nhưng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường đổ lỗi cho căng thẳng. Chúng có thể nghĩ ngợi hoặc lo lắng về bài tập của mình, chuyện quan hệ giao thiệp, hoặc các hoạt động của ngày hôm sau. Thuốc ngủ hiếm khi là giải pháp trong những tình huống này. Bạn nên giúp trẻ thư giãn bằng cách hít thở sâu và có thói quen ngủ nghỉ thoải mái nhẹ nhàng. Trẻ cũng không nên sử dụng cà-phê-in hoặc các máy móc điện tử trước khi đi ngủ.