Những người bỏ đói cơ thể để giảm cân hoặc bỏ bữa do bận rộn thường ăn nhiều hơn mức cần thiết để bù lại lượng thức ăn mà họ đã bỏ qua. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần được cung cấp năng lượng sau mỗi 3 - 4 tiếng để quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục. Khi quá trình trao đổi chất chậm lại, mức năng lượng giảm, bạn có thể thấy hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, dạ dày có cảm giác như bị cắn, đôi lúc còn cáu gắt, đau đầu, buồn nôn và gặp rối loạn giấc ngủ. Nhịn ăn trong khoảng thời gian dài khiến lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ thèm ăn đồ chứa nhiều tinh bột và đường hơn. Đây là thói quen không tốt cho sức khoẻ và cân nặng của bạn.
Bỏ đói cơ thể không giúp giảm cân
Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn là cách giảm cân tốt nhất. Trên thực tế, nhịn ăn chỉ giúp bạn giảm cân nặng nhất thời, khi bạn ăn trở lại, cân nặng sẽ tăng lên nhiều hơn mức trước đó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bạn nhịn ăn hoặc ăn quá ít, cơ thể sẽ tự kích hoạt chế độ khẩn cấp để tiết kiệm năng lượng. Khi đó, cơ thể tích trữ chất béo và giảm mức độ đốt cháy calo, cân nặng tăng lên chứ không hề giảm đi.
Mời độc giả xem video "Những bài tập Tabata cho bạn giảm cân nhanh nhất". Nguồn: VTV3.
Đói khiến bạn thèm ăn thực phẩm không lành mạnh
Khi cơ thể bị bỏ đói, lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ có xu hướng thèm ăn các thực phẩm chứa đường và nhiều tinh bột. Bạn còn có xu hướng ăn bất cứ thứ gì trước mặt, vì vậy, khó có thể kiểm soát cân nặng, dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Gây rối loạn hormone
Hai hormone ảnh hưởng đến cơn thèm ăn là ghrelin và leptin. Ghrelin kích thích sự thèm ăn còn leptin ngăn chặn nó. Khi bạn không ăn trong một thời gian dài, hai hormone này sẽ bị suy giảm chức năng bởi não bộ học cách tiết chế cơn đói theo lối sinh hoạt, vì vậy, bạn có thể chỉ ăn một bữa mỗi ngày mà không hề thấy thèm ăn. Lâu dài, bạn có thể mắc chứng biếng ăn.
Cơn đói gây hại cho sức khoẻ