Những người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh này

Thịt lợn thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của người Việt, đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng trong chế độ ăn của con người.

Những người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh này

Thịt lợn là thực phẩm có chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa các phần thịt lợn với nhau. Chính vì thế, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình, người nội trợ nên chọn phần thịt phù hợp để chế biến. Nhờ đó, các thành viên vừa được thưởng thức những món ăn ngon mà còn có thể tăng cường sức khỏe tốt hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất sắt có trong thịt lợn giúp tăng cường quá trình sản xuất năng lượng và để cơ thể có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Trong khi đó, kẽm có trong thịt lợn thường có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức đề kháng giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật đến từ môi trường bên ngoài.

Đối với những người quan tâm đến sức khỏe thì thịt lợn là một trong những món ăn phù hợp nhất. Nguyên nhân là do trong thịt lợn chứa hàm lượng cao protein và các axit amin cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa quan trọng cũng được tìm thấy nhiều ở thịt lợn. Vì vậy, nếu được chế biến đúng cách, thịt lợn rất tốt cho da, mắt, hệ thần kinh, xương và các hoạt động trí óc...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe, thịt lợn lại không tốt cho những ai mắc bệnh dưới đây.

Nhung nguoi can han che an thit lon neu khong muon benh nay

Người mắc bệnh thừa cân, béo phì

Theo chuyên gia dinh dưỡng thì những ai mắc bệnh béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn. Nhưng bạn chỉ nên ăn thịt nạc thay vì thịt mỡ. Nguyên nhân là bởi thịt nạc chứa nhiều protein còn thịt mỡ chứa nhiều chất béo dễ khiến cho bạn tăng cân hơn. Đồng thời, nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì, tim mạch, mỡ máu gây hại cho sức khỏe.

Người bị sỏi thận

Người bị sỏi thận cũng cần hạn chế ăn thịt lợn. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.

Những người bị bệnh mỡ máu

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu do nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao là căn bệnh rất khó điều trị triệt để. Vì vậy để kiểm soát bệnh, những người mắc bệnh hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu như thịt, xúc xích, thịt xông khói... mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g thịt lợn.

Người bệnh gout

Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.

Người bệnh vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không ăn thịt lợn quá 1 lạng/ngày. Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…

Người cao huyết áp

Trong thịt lợn có chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị huyết áp cao. Vì vậy, những người đang mắc bệnh này thì không nên ăn nhiều.

Người bị tim mạch

Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhiều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch tai biến nhồi máu cơ tim đột quỵ Người bị tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa.

Thêm nguyên liệu này khi rửa thịt lợn giúp đào thải độc tố

Mua thịt lợn (thịt heo) ngoài chợ, nhiều người lo ngại về chất lượng, nhưng chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây thì không chỉ làm sạch thịt bên ngoài mà còn đào thải cặn bẩn, độc tố.

Thêm nguyên liệu này khi rửa thịt lợn giúp đào thải độc tố

Đa phần các bà nội trợ sau khi mua thịt heo về thường có thói quen rửa sạch rồi chần nước sôi chần như là cách để loại bỏ hết các tạp chất, vi khuẩn bám đầy trên miếng thịt. Nhưng theo các chuyên gia việc làm này là hoàn toàn sai, thậm chí còn bị xem là phản khoa học.

Thịt lợn kênh phân phối lớn có giá cao hơn chợ dân sinh?

Theo chuyên gia, hiện nay, các nhà phân phối lớn chưa thực sự công bằng với người tiêu dùng nên dù khuyến mại, giá thịt lợn bán lẻ ở kênh này vẫn cao hơn kênh truyền thống.

Thịt lợn kênh phân phối lớn có giá cao hơn chợ dân sinh?

Giá thịt lợn kênh phân phối luôn cao hơn kênh truyền thống dù khuyến mại?

Nhiều tháng nay, câu chuyện giá lợn hơi, thịt lợn giảm mạnh từ sau Tết Quý Mão 2023 đã và đang nhận được sự quan tâm từ dư luận, chuyên gia kinh tế và người tiêu dùng.

Chia sẻ với phóng viên Gia đình & Xã hội, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, đi sâu vào thực tế có thể cho thấy, giá lợn hơi giảm từ 75.000-80.000đ/kg xuống còn 48.000 - 49.000đ/kg (tương đương mức giảm 35-37%).

Theo ông Phú, trong bối cảnh giá thành chăn nuôi nhỏ lẻ là 57.000-58.000đ/kg đối với lợn hơi và cứ bán 1 con heo thì bị lỗ xấp xỉ 1 triệu đồng thì rõ ràng, những giải pháp làm giảm giá lợn hơi của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và các địa phương đã và đang từng bước nâng giá bán cho người chăn nuôi giảm thiệt thòi.

Mức giảm này cũng phù hợp trong bối cảnh sức mua các mặt hàng tiêu dùng khác đều có xu hướng suy giảm 20-30% so với trước và để phù hợp với sức mua hiện nay, giá lợn lẻ ở các chợ dân sinh cũng đã giảm nhanh.

Theo ông Vũ Vinh Phú, giá bán thịt lợn ở kênh phân phối lớn vẫn cao hơn ở các chợ dân sinh từ 40-60% (đã trừ yếu tố 10% VAT cho siêu thị).

Ông Phú đưa ra ví dụ, 1kg thịt ba chỉ rút xương có giá bán cũ ở các chợ dao động từ 150.000-160.000đ/kg, loại thịt này đã hạ xuống chỉ còn 120.000-130.000/kg.

Ông Phú cho rằng, chợ dân sinh giảm nhanh và kịp thời là vậy nhưng ở kênh phân phối lớn như siêu thị, trung tâm thương mại, công ty lớn hoạt động chuyên nghiệp về giết mổ và phân phối thì "họ" vừa giảm giá chậm, vừa khuyến mại giá thịt chỉ trong một thời gian ngắn.

Điều mà người tiêu dùng quan tâm là mức chênh lệch giảm giá, khuyến mại của hệ thống phân phối lớn nói trên bình quân từ 65.000-120.000đ/kg thịt ba chỉ rút xương.

Theo ông Phú, qua số liệu trên, có thể thấy giá bán ở kênh phân phối lớn, nhiều năm nay vẫn cao hơn ở các chợ dân sinh từ 40-60% (đã trừ yếu tố 10% VAT cho siêu thị). Rõ ràng nếu trừ đi yếu tố chi phí lưu thông cao ở siêu thị và thuế VAT thì giá bán lẻ khá nhiều mặt hàng ở kênh này vẫn cao hơn kênh truyền thống.

Điều này ngược với giá bán lẻ hàng hóa ở nước ngoài là hầu hết các siêu thị có giá thấp hơn ở chợ dân sinh. Bởi siêu thị có sức mạnh về vốn, thương hiệu về chuỗi phân phối lớn trên toàn cầu.

Ông Phú cho biết: "Có thể thấy các nhà phân phối lớn vẫn chưa thực sự công bằng với người tiêu dùng. Việc chậm giảm giá và chỉ thực hiện khuyến mại trong một thời gian ngắn thì kênh phân phối lớn chưa trả lại cho người tiêu dùng giá trị thực của miếng thịt.

Rõ ràng, với mức khuyến mại giảm giá cả trăm nghìn đồng một kg, thì trong thời gian trước giảm giá, họ đã kiếm lời rất lớn".

Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, với mức chênh từ 40-60% nói trên, rõ ràng nếu trừ đi yếu tố chi phí lưu thông cao ở siêu thị và thuế VAT thì giá bán lẻ khá nhiều mặt hàng ở kênh này vẫn cao hơn kênh truyền thống.

Theo ông Phú, câu chuyện giá lẻ trên cho thấy, trong lúc sức mua hàng hóa của xã hội chưa được hồi phục sau 2 năm đại dịch, Chính phủ và các Bộ, ngành, doanh nghiệp, người tiêu dùng đang tìm mọi cách để vượt qua, thì giá cả của thịt lợn lại có những điểm vô lý cần phải khắc phục sớm.

Mặt khác, về mặt số liệu cho ta thấy, dù tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2022 tăng trưởng trên 10%, song, so với bình quân về bán lẻ những năm trước đại dịch thì quy mô bán lẻ năm 2022 mới đạt trên 80% của thời kì những năm trước đại dịch.

Đây là điều cũng đáng lo ngại trong năm kế hoạch 2023. Chúng ta hãy đi tìm những nguyên nhân làm cho sức mua hiện nay chậm lại, đó là ngoài nguyên nhân giá cao vô lí của kênh phân phối lớn, còn phải cộng thêm các chi phí trung gian, chi phí nhập hàng cho kênh phân phối lớn và các chi phí khác trong quá trình lưu thông hàng hóa…

6 giải pháp để "miếng thịt lợn" trở về đúng giá

Trong bối cảnh trên, ông Phú đã kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp để tăng doanh số, kích thích sức mua xã hội từ nay đến cuối năm. Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy sản xuất với số lượng và chất lượng ngày càng phải cao, đạt các tiêu chuẩn quy định khi nhập vào các kênh phân phối để tiêu thụ.

Thứ hai, tổ chức tốt hệ thống phân phối quốc gia, thiết lập sớm các chuỗi cung ứng ngắn đi từ sản xuất đến bán lẻ, giảm trung gian, giảm các chi phí không cần thiết để xây dựng các tập đoàn bán lẻ hoạt động có lương tâm hơn, có tính chia sẻ với nhà cung ứng, để các hợp tác xã, nông dân có hàng hóa nông sản đưa vào các kênh phân phối.

Theo chuyên gia, một trong những giải pháp để "miếng thịt lợn" trở về đúng giá là tiếp tục thúc đẩy sản xuất.

Thứ ba, tổ chức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, nhập khẩu và hệ thống bán lẻ. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất phân phối hiện nay khi khối này đang còn không ít vấn đề cần phải khắc phục.

Thứ tư, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tăng giá và bán giá quá bất hợp lý so với thực tế từng thời kì. Đặc biệt là thịt lợn – mặt hàng luôn chiếm từ 60-70% trong cơ cấu bữa ăn của từng gia đình Việt Nam.

Phải kéo giá vô lý xuống để không xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, chia sẻ khó khăn về lợi nhuận của người sản xuất là đối tượng chính làm ra của cải vật chất, trên tinh thần "rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hòa" mà Chính phủ đã chỉ đạo.

Thứ năm, kiểm soát thị trường hiệu quả, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online.

Thứ sáu, phát huy vai trò khách quan, công tâm của các Hiệp hội bán lẻ, Cục Quản lý cạnh tranh, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước những việc làm chưa đúng mức bị dư luận phê phán nhiều năm nay trong việc tổ chức nguồn hàng, bán ra phục vụ tiêu dùng.

Ông Phú cho rằng, làm được những vấn đề trên cùng với những giải pháp quyết liệt trong việc điều hành giá cả tiêu dùng, đưa các mức giá bán lẻ hàng hóa thiết yếu về mức hợp lý, cũng sẽ đi đôi với việc tạo công ăn việc làm, thu nhập của người lao động, thì chắc chăn từ Quý II/2023, tình hình thị trường và giá cả sẽ có những cải thiện góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng xã hội trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Mẹo làm sạch thịt lợn để loại bỏ hóa chất tồn dư

Khi mua thịt lợn về, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp thịt lợn đào thải được chất độc, sạch sẽ hơn.

Mẹo làm sạch thịt lợn để loại bỏ hóa chất tồn dư

Những tác dụng bất ngờ của thịt lợn

Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.

Tin mới