Những người mẹ nén nỗi đau đồng ý hiến tạng con

"Tôi đã khổ cả một đời. Những người mẹ khác sẽ đau khổ ra sao khi con mình không thể cứu sống", bà Lừng nghĩ và đồng ý ký vào đơn hiến tạng con trai.

Một người không may chết não hoặc tử vong có thể hiến mô, tạng giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo giành lại sự sống. Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), dù ra đi, họ vẫn làm đẹp cho đời khi giúp hồi sinh nhiều cuộc đời khác.

"Nghĩa cử cao đẹp đó nối dài sự sống cho những người tưởng chừng đã tắt hết hy vọng, để cuộc đời họ lại được hồi sinh thêm một lần nữa", GS Giang nói.

Còn với những người ở lại, việc đồng ý hiến tặng một phần cơ thể của người thân không phải là quyết định dễ dàng. Tấm lòng và sự dũng cảm của họ chính là một sự trân quý.

Nhung nguoi me nen noi dau dong y hien tang con

Hiến tạng là nghĩa cử cao đẹp, nhờ đó nhiều bệnh nhân có cơ hội được sống nhờ ghép tạng. Ảnh: BVCC.

Mong người mẹ khác giữ được nụ cười

Người con trai duy nhất của bà Nguyễn Thị Lừng (Bắc Giang) vừa qua đời vào ngày 12/12 do bị tai nạn trên đường đi làm về. Sau một tuần nằm viện, người này không thể qua khỏi.

Bị nhà chồng ruồng bỏ từ khi đang mang thai, 18 năm qua, bà Lừng lặng lẽ nuôi con một mình. Khi con trai gặp chuyện, bà đau đớn đến mức không thiết sống. Nhưng khi bác sĩ hỏi về việc có muốn hiến tạng con để cứu những người khác, bà đã đồng ý.

"Tôi đã khổ cả một đời. Những người mẹ khác sẽ đau khổ ra sao khi con mình không thể cứu sống. Tôi muốn bộ phận con mình được tiếp tục sống và người mẹ khác giữ được nụ cười của mình", bà Lừng chia sẻ.

Cũng là một người mẹ, bà Nguyễn Thị Hương (Bắc Giang) không chỉ muốn níu giữ sự hiện hữu của con trai 19 tuổi trong cơ thể người khác. Bà nghĩ nhiều hơn tới những gia đình phải chịu nỗi đau đớn không gì sánh bằng nếu phải mất con như mình.

Trước khi quyết định hiến tạng, người mẹ này thì thầm với con trai: "Nếu mẹ đau xót mà mang sự đau xót đó đi thì quá uổng. Mẹ thà hy sinh đau đớn một chút nhưng con mang niềm hạnh phúc đến cho nhiều người. Mẹ chỉ mong sự ngoan ngoãn, trẻ trung của con tiếp tục được bước trên đường đời trong cơ thể người khác".

Gần một năm con trai ra đi, nỗi đau chưa thể vơi song nghĩ tới việc tim và phổi của con vẫn sống khỏe mạnh trong cơ thể người khác, bà có thêm động lực để bước tiếp.

Gần đây, bà Hương được gặp một người nhận tạng của con mình. Người mẹ dặn dò người đó sống tốt, có ích với gia đình và sống thay cả phần của con trai bà.

Nhung nguoi me nen noi dau dong y hien tang con-Hinh-2

GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tri ân các gia đình có người hiến tạng. Ảnh: BVCC.

"Anh có tiền 2/9, tối về anh cho vợ tiền". Đó là dòng tin nhắn cuối cùng anh Mạnh để lại cho vợ trước khi gặp tai nạn 100 ngày trước. Chị Nguyễn Thị Huyền (Từ Sơn, Bắc Ninh) không ngừng lau nước mắt khi nhớ về chồng.

23h đêm, anh Mạnh gặp tai nạn ngay gần nhà và không thể qua khỏi, để lại vợ và 4 con thơ. "Tôi ân hận nhất là anh gọi nhiều cuộc điện thoại nhưng vì con ốm, tôi không thể nghe được. Cuộc gọi nhỡ cuối cùng 10 giờ đêm”, chị Huyền kể.

Sau khi chồng mất, chị Huyền gật đầu với gia đình ký đơn hiến tạng. "Tôi chỉ mong được nhìn thấy trái tim của chồng còn sống, mong được gặp những người đang mang một phần cơ thể chồng mình khỏe mạnh, để cho con tôi được cảm nhận trái tim của bố, cảm nhận bố còn sống", chị Huyền nói trong nghẹn ngào.

Làm nên những kỷ lục ghép tạng

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong năm qua, hơn 20 gia đình đồng ý hiến tạng con, chồng mình để cứu sống thêm nhiều người khác. Tại buổi lễ tri ân người hiến tặng mô tạng với thông điệp "Gửi lời tri ân", GS.TS Trần Bình Giang gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc tới những người hiến tạng.

Người hiến tặng mô, tạng đã góp phần tạo nên những kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với 23 bộ phận được ghép từ ngày 30/8- 12/9, gồm 3 tim, 4 gan, 16 thận (trong đó 8 thận từ người cho sống, 15 tạng từ người cho chết não).

Lần đầu tiên Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp (11-12/9).

Cũng lần đầu tiên trong vòng 10 ngày (28/8-8/9), Đơn vị tư vấn & điều phối ghép tạng - Trung tâm Ghép tạng của bệnh viện đã vận động thành công 4 gia đình có người thân chết não, tình nguyện hiến 3 tim, 4 gan, 8 thận, 20 mạch máu, 2 van tim, 2 giác mạc.

Trước đó, trong "tuần ghép tạng" (12/8-18/8), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 15 ca ghép tạng. Trong đó, 10 ca ghép tạng từ người cho chết não (1 phổi, 2 tim, 3 gan, 4 thận) và 5 ca ghép tạng từ người cho sống (1 gan, 4 thận).

Đến nay, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công gần 1.100 ca ghép thận, 90 ca ghép gan, 34 ca ghép tim, 5 ca ghép phổi.

 

Số người đăng ký hiến tạng tăng đột biến vì “Ngọn lửa Hải An“

Sau tấm gương của bé gái Hải An, 7 tuổi (tại Hà Nội) qua đời vì ung thư tặng giác mạc cho người khác, rất nhiều người đến đăng ký hiện tạng...

Thông tin từ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, trong 2 ngày qua có khoảng 20 người đến trực tiếp đăng ký tại Trung tâm (do 2 ngày nghỉ cuối tuần Trung tâm chỉ nhận tư vấn qua email và điện thoại số 0915060550), 4 ngày qua đã có gần 100 email gửi tới và rất nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn.

Những câu chuyện hiến tạng: Cho đi để được hồi sinh

Nhiều người trước khi ra đi vẫn kịp giúp “hồi sinh” cho nhiều cuộc đời bằng cách hiến bộ phận cơ thể mình là nghĩa cử nhân văn, đáng trân trọng.

Có những người trước khi ra đi mãi mãi vẫn kịp giúp “hồi sinh” cho nhiều cuộc đời khác bằng cách hiến một bộ phận cơ thể mình. Đối với thân nhân của họ, dù nỗi nhớ thương quay quắt, nỗi đau quặn thắt về sự mất mát, nhưng điều hạnh phúc và niềm tự hào nhất với họ là người thân của mình vẫn hiện hữu trong cơ thể của người khác bằng những bộ phận được cấy ghép. Sự hồi sinh của những cuộc đời bằng nghĩa cử đầy nhân văn, cao đẹp thật đáng trân trọng.

Tin mới