Những người tuyệt đối không ngâm chân nước nóng, thảo dược trong mùa đông

Ngâm chân nước ấm, nước thảo dược trong mùa đông giúp khí huyết vận hành trơn tru, hạn chế đi những cơn đau nhức. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngâm chân cũng tốt và không phải ai cũng thích hợp.

Những người tuyệt đối không ngâm chân nước nóng, thảo dược trong mùa đông
Nhung nguoi tuyet doi khong ngam chan nuoc nong, thao duoc trong mua dong
 Ngâm chân với nước nóng hay thảo dược trong mùa đông lạnh sẽ giúp tránh nguy cơ cảm lạnh, phong hàn. Ảnh minh họa
Lương y Nguyễn Thúy, phòng khám Đông y Ích Thọ Đường (Hà Nội) cho biết, theo Đông Y, đôi chân là gốc rễ của cơ thể, chứa nhiều huyệt đạo quan trọng và vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết đến thần kinh đại não cũng như từng cơ quan vị trí “trải dài” trên khắp cơ thể.
Việc ngâm chân với nước nóng hay thảo dược trong mùa đông lạnh hoặc sau khi dầm mình dưới mưa sẽ giúp tránh nguy cơ cảm lạnh, phong hàn, cải thiện đáng kể một số bệnh thường gặp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ngâm chân vì đã có những trường hợp chân biến chứng nặng vì thói quen này.
Ngâm chân nước nóng, thảo dược được áp dụng cho những trường hợp mất ngủ, đau nhức xương khớp do lạnh, đau lưng, đau dây thần kinh toạ…
Nhưng, phương pháp ngâm chân lại chống chỉ định cho các trường hợp rối loạn cảm giác vùng bàn chân, các vết thương hở nhiễm trùng, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giản tĩnh mạch, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
Đặc biệt, nhiều bệnh nhân đái tháo đường gặp biến chứng do tự ý ngâm chân bằng nước nóng hoặc các loại cỏ cây không rõ nguồn gốc dẫn đến bỏng nặng.
Nguyên nhân là do ở những người bị đái tháo đường thường có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ so với người bình thường. Vậy nên họ sẽ khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
Hơn nữa, người bị đái tháo đường chỉ cần bị một mụn nước nhỏ mà không xử lý kịp thời, ngâm chân với các loại lá có thể dẫn tới viêm loét, nhiễm trùng bàn chân…
Để bảo vệ sức khỏe, lương y Nguyễn Thúy khuyến cáo, khi thực hiện ngâm chân mọi người cần tham vấn ý kiến bác sĩ, lưu ý nhiệt độ nước ngâm chân không vượt quá 60 độ C để tránh xung nhiệt và gây bỏng da. Sau ngâm cần lau khô chân ngay. Các lở loét do biến chứng của bệnh đái tháo đường cần phải cân nhắc rất kỹ về các dược liệu gây dị ứng tham gia trong bài thuốc ngâm chân.
Thời điểm ngâm tốt nhất là trước khi ngủ, ngâm hai chân vào nước ấm chừng 40 độ C, thời gian ngâm chừng 20 - 30 phút. Sau khi ngâm cần lau sạch chân bằng khăn khô, trong ngày lạnh phải ủ ấm chân ngay để tránh lạnh. Để làm tăng công dụng tĩnh tâm an thần, có thể kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.
Bài ngâm chân nước nóng thảo dược chữa viêm khớp, đau khớp do phong hàn thấp: Ngải cứu 30g, Lá lốt 30g, Muối hạt 20g, Gừng tươi 01 củ, Nước 02 lít. Tất cả giã dập, đun sôi với nước, để nguội đến nhiệt độ 50 – 60 độC thì ngâm chân trong 15 - 20 phút.

Công thức ngâm chân trị đau đầu, đau bụng kinh hiệu quả

(Kiến Thức) - Các công thức ngâm chân sau sẽ giúp bạn giảm các cơn đau đầu, đau bụng kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Công thức ngâm chân trị đau đầu, đau bụng kinh hiệu quả
Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua
 Cách 1. Ngâm chân với nước hoa hồng: Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó, cho thêm một muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm. Ngâm chân theo cách này có tác dụng chữa chứng đau mỏi lưng thời kỳ hành kinh rất tốt. Ảnh: Dichvusanpham.net.

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-2
Cách 2. Ngâm chân với nước gừng: Cho gừng đã được đập dập (không cần giã nhỏ) và hoa hồng vào miếng vải thưa. Sau đó thả vào nước và cho thêm một thìa cafe muối ăn vào để làm nước ngâm chân. Ngâm chân theo cách này rất hiệu quả trong việc loại bỏ khí lạnh ảnh hưởng tới bụng. Ảnh: Dinh dưỡng. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-3
Cách 3. Ngâm chân với nước ngải cứu: Chia 1 lạng lá ngải thành 5 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa vào nồi nước đun sôi. Xông chân trước rồi sau đó mới ngâm chân. Cách này giúp trị lạnh chân, mỏi lưng và đau đầu căng thẳng trong kỳ đèn đỏ. Ảnh: Chuyên khoa xương khớp. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-4
Cách 4. Ngâm chân với tinh dầu thiên nhiên: Cho nước đun sôi pha thêm nước lạnh nhiệt độ khoảng 40-45 độ C (sờ tay cảm thấy nóng già là được) vào chậu gỗ, nhôm hay inox (tốt nhất là dùng chậu gỗ), bỏ ít muối khoảng chừng 1 muỗng muối ăn ( có muối hột càng tốt) vào, nhỏ khoảng 5-10 giọt tinh dầu thiên nhiên nguyên chất hòa vào nước. Ảnh: greenaroma.vn. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-5
Cách 5. Dùng sả tươi: sả tươi (đập dập khoảng ba nhánh), gừng tươi một nhánh (giã ra) hoặc cắt thành lát (ngâm lâu hơn cho ra chất), chanh một trái (cắt nhỏ ra). Đun sôi hỗn hợp. Đổ hỗn hợp vào thau gỗ hoặc inox. Đợi khoảng 10 - 15 phút cho các thành phần hòa lẫn vào nhau. Pha thêm với nước lạnh (sờ vào vừa đủ ấm là được) rồi cho chân vào ngâm. Ảnh: thaythuocgiadinh.com.vn. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-6
Cách 6. Ngâm chân với giấm: Bạn lấy khoảng 200ml nước giấm (bạn có thể mua giấm bán sẵn trong các chai ở siêu thị, loại giấm dùng trong pha chế nấu ăn hàng ngày), pha cùng với nước ấm 40 độ C, cho thêm một thìa muối to vào và ngâm trong khoảng 30 phút. Ảnh: khoeplus.vn. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-7
Cách 7. Ngâm chân với nước muối: Phương pháp ngâm chân với nước nóng (nhiệt độ tốt nhất từ 40-50 độ C). Dùng nước nóng ngâm, rửa chân chính là cách để tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Ảnh: Báo Mới. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-8
Cách 8. Ngâm chân với lá lốt: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối giúp giảm đau, dễ ngủ. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Ảnh: Huongdan.org. 

Cong thuc ngam chan tri dau dau, dau bung kinh hieu qua-Hinh-9
Cách 9. Ngâm chân với thì là: Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước ấm cho vào một chiếc chậu sau đó cho thêm 400g thì là ngâm chân trong khoảng 20 phút sẽ giúp các bạn gái chữa trị hiệu quả việc đau bụng kỳ đèn đỏ. Ảnh: Bệnh mùi hôi cơ thể. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).


Điều gì xảy ra nếu mùa Đông ngâm chân bằng nước gừng

(Kiến Thức) - Duy trì thói quen ngâm chân bằng nước gừng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe vô cùng hiệu quả trong mùa Đông lạnh giá. 

Điều gì xảy ra nếu mùa Đông ngâm chân bằng nước gừng
Dieu gi xay ra neu mua Dong ngam chan bang nuoc gung
Ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thì việc áp dụng các liệu pháp dưỡng sinh để chăm sóc sức khỏe cũng mang lại nhiều hiệu quả. Mùa Đông thời tiết lạnh giá, hãy chăm sóc sức khỏe bằng cách đơn giản: Ngâm chân bằng nước gừng.  Ảnh: cnkang.

Điều thần kỳ gì xảy ra nếu bạn ngâm chân bằng giấm

(Kiến Thức) - Theo Đông y, ngâm chân bằng giấm chính là một liệu pháp dưỡng sinh vừa rẻ tiền vừa rất tốt cho sức khỏe.

Điều thần kỳ gì xảy ra nếu bạn ngâm chân bằng giấm
Do kinh lạc của ngũ tạng nằm ở phần chân rất nhiều.Trong cơ thể có 12 kinh mạch thì có đến 6 kinh mạch nằm ở phần chân. Bắt đầu từ túc tam âm và kết thúc ở túc tam dương, hai chân tổng cộng có hơn 60 huyệt đạo. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tin mới