Những nơi trên thế giới bạn không được phép chết

Tại những vùng đất này, việc chết trở thành điều bất hợp pháp.

Có những nơi trên thế giới, nếu bạn ở đó, việc chết trở thành điều bất hợp pháp.

1. Sellia, Ý

Thị trưởng của thị trấn này vào hồi tháng 8 năm nay đã ra quyết định rằng người dân sống ở đây không được quyền bệnh hay qua đời. Thị trấn này hiện chỉ còn 537 cư dân, và ngài thị trưởng cũng đã 65 tuổi. Vậy nên, nếu có quá nhiều người qua đời thì thị trấn gần như không còn tồn tại.

Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet
Sellia, Ý. 
Tuy nhiên, cấm một người ra đi hay tránh khỏi cái chết nghe có vẻ phi lí, nên có thể hiểu lệnh cấm này chỉ là một cách nhắc nhở người dân ý thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Tại thị trấn này, nếu người nào không chịu kiểm tra sức khỏe hàng năm thì ngay lập tức sẽ bị phạt tiền.
2. Cugnaux, Pháp
Kể từ năm 2007, thị trấn Cugnaux ở Pháp chỉ còn 17 ô trong hai nghĩa trang duy nhất ở đây. Do nằm ở vị trí khá thấp gần mực nước biển, nên việc mở rộng nghĩa trang rất khó khăn.
Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet-Hinh-2
Cugnaux, Pháp. 
Ở đây, chỉ có duy nhất một vùng đất có thể xây dựng nghĩa trang thuộc khu vực quản lý của căn cứ quân sự không quân. Tuy nhiên, khi Bộ Quốc phòng quyết định không cho phép thị trấn chôn cất người chết ở đó nên ông Philippe Guérin, thị trưởng của thị trấn đã đưa ra quyết định rằng người dân ở đây không được quyền chết.
3. Sarpourenx, Pháp
Lấy cảm hứng từ thị trấn Cugnaux, năm 2008, thị trưởng của thị trấn Sarpourenx cũng đã ban hành một quyết định rằng người dân ở thị trấn này không được qua đời. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet-Hinh-3
Sarpourenx, Pháp. 
Tuy nhiên, trớ trêu thay, sau khi ban hành quyết định được mấy tháng, thị trưởng của thị trấn vỏn vẹn 260 cư dân này là người đầu tiên "phạm tội" sau khi qua đời ở tuổi 70.
4. Biritiba Mirim, Brazil
Năm 2005, phải đối mặt với sự thiếu hụt không gian trong nghĩa trang địa phương, thị trưởng của thị trấn Brazil này đã cấm mọi người không được chết.
Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet-Hinh-4
Biritiba Mirim, Brazil. 
Mặc dù chính quyền cũng đã nghĩ đến việc hỏa táng để giảm thiểu diện tích chôn cất, nhưng Giáo hội Công giáo lại không cho phép làm điều đó. Phải mãi đến năm 2010, nơi đây mới được xây dựng một nghĩa trang mới tuy diện tích không được rộng lớn lắm. Tạm thời đến thời điểm này người dân ở đây có thể "chết", nhưng không biết nó kéo dài được bao lâu.
5. Lanjaron, Tây Ban Nha
Năm 1999, Jose Rubio, thị trưởng của đô thị Lanjaron, Tây Ban Nha cũng đau đầu vì vấn đề quá tải ở nghĩa trang trong vùng. Ông cảm thấy nghĩa trang thị trấn đã quá đông đúc cho các linh hồn yên nghỉ. 4.000 cư dân của Lanjaron được khuyên "nên sống" trong khi chính quyền thành phố mua đất để lập nghĩa trang mới.
Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet-Hinh-5
Lanjaron, Tây Ban Nha. 
Thị trưởng Rubio ban hành một sắc lệnh ra lệnh cho cư dân “phải chăm sóc tối đa cho sức khỏe của bản thân và không được chết cho đến khi tòa thị chính thực hiện các bước cần thiết để sở hữu khu đất mới, nơi những người đã khuất có thể yên nghỉ”.
6. Itsukushima, Nhật Bản
Theo đức tin của người theo đạo Shinto (Nhật Bản), hòn đảo Itsukushima là nơi thiêng liêng, thần thánh với những ngôi đền thờ cổ. Cái chết và việc sinh con bị cấm trên hòn đảo này. Các nhà quản lý làm việc vất vả để đảm bảo không có bất kỳ ca tử vong nào xảy ra. Kể từ năm 1878 đến nay, cái chết không xuất hiện trên đảo Itsukushima.
Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet-Hinh-6
Itsukushima, Nhật Bản. 
Trên đảo Itsukushima hiện vẫn chưa có nghĩa trang hay bệnh viện. Mỗi khi có cư dân sắp từ trần, họ được đưa đến các hòn đảo gần đó.
7. Longyearbyen, Nauy
Do nằm ở vùng bắc cực của Na Uy - nơi nhiệt độ quá lạnh, dẫn đến việc đóng băng vĩnh viễn và xác người không thể nào phân hủy, nên người dân khi qua đời không được phép chôn cất tại địa phương.
Nhung noi tren the gioi ban khong duoc phep chet-Hinh-7
Longyearbyen, Nauy. 

Khu nghĩa trang ở Longyearbyen ngừng tiếp nhận chôn cất tử thi từ những năm 30 của thế kỷ trước sau khi giới chức địa phương ban hành một điều luật mang ý nghĩa tượng trưng. Cụ thể, việc chết đột ngột được coi là “hành vi bị cấm”. Những người ốm nặng hay sắp qua đời sẽ được chuyển tới thành phố khác bằng tàu biển hay máy bay để chữa trị. Việc chôn cất cũng tiến hành ở nơi khác.

Cận cảnh phiên đấu giá cá ngừ 600.000 đô ở Nhật Bản

(Kiến Thức) - Con cá ngừ vây xanh nặng 212 kg được bán với giá 663.000 USD (hơn 14 tỷ đồng) trong phiên đấu giá cá ngừ ở Nhật Bản đầu năm 2017.

Can canh phien dau gia ca ngu 600.000 do o Nhat Ban
 Phiên đấu giá cá ngừ ở Nhật Bản đầu năm 2017 diễn ra hết sức thành công tại chợ cá nổi tiếng Tsukiji. Ảnh: Những người mua đang xem chất lượng cá ngừ vây xanh được bày ở chợ cá Tsukiji. Ảnh Reuters

Bi hài phiên đấu giá các bức tượng sáp Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Các bức tượng sáp Tổng thống Mỹ và Đệ nhất phu nhân đã được bán đấu giá tại một viện bảo tàng ở Pennsylvania ngày 14/1.

Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My
 Viện bảo tàng Hall of Presidents & First Ladies ở Gettysburg, bang Pennsylvania, đã đóng cửa hồi tháng 11/2016 sau 60 năm hoạt động. Ngày 14/1/2017 vừa qua, viện bảo tàng này đã tổ chức phiên bán đấu giá các bức tượng sáp Tổng thống Mỹ và Đệ nhất phu nhân.
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-2
 Frank Coleman điều hành phiên đấu giá ở Viện bảo tàng Hall of Presidents hôm 14/1.
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-3
Tượng sáp cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln được bán đấu giá ở ức hơn 8.500 USD. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-4
 Ariel Duman, 34 tuổi, bế tượng sáp cố Tổng thống Mỹ Zachary Taylor ra về sau khi mua bức tượng này trong buổi đấu giá hôm 14/1.
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-5
Tượng sáp Tổng thống Lyndon Johnson được bọc lại trong túi nhựa để vận chuyển đến nơi khác sau phiên đấu giá. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-6
Bức tượng sáp cố Tổng thống Mỹ James Buchanan được đặt trong ô tô sau phiên đấu giá hôm 14/1. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-7
 Tượng sáp cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt được trưng bày trong viện bảo tàng ở Gettysburg, Pennsylvania, hôm 14/1.
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-8
Tượng sáp cố Tổng thống Fohn F.Kennedy trước phiên đấu giá ở Gettysburg. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-9
Tượng sáp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được trưng bày tại viện bảo tàng Hall of Presidents ngày 14/1. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-10
 Tượng sáp cựu Tổng thống Jimmie Carter chuẩn bị được vận chuyển đến nơi khác sau phiên đấu giá cuối tuần qua.
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-11
Tượng sáp cựu Tổng thống Mỹ William Howard Taft được đưa lên ô tô sau buổi đấu giá tuần trước. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-12
 Các bức tượng sáp cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy (giữa), Michelle Obama (phải) được trưng bày tại viện bảo tàng Hall of Presdent hôm 14/1.
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-13
Trong ảnh, John Buchhesiter, 46 tuổi, cầm bức tượng sáp cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Abigail Fillmore và Julia Grant chuẩn bị rời khỏi buổi đấu giá hôm 14/1. 
Bi hai phien dau gia cac buc tuong sap Tong thong My-Hinh-14
Nick, 15 tuổi, và Katherine Schaefer, 12 tuổi, đã mua hai tượng sáp cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Bess Truman và Mary McElroy tại buổi đấu giá ở viện bảo tàng Hall of Presidents hôm 14/1. (Nguồn ảnh: The Atlantic) 

Tin mới