Những pha “quân ta bắn quân mình” kinh điển trong CTTG 2

Những pha “quân ta bắn quân mình” kinh điển trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Với hàng vạn quân tham gia trên cùng một chiến trường, CTTG 2 là ví dụ điển hình nhất cho những pha “quân ta bắn quân mình” trong lịch sử quân sự thế giới.

Xem toàn bộ ảnh
Trong  Chiến tranh Thế giới thứ 2 có hàng trăm trường hợp "quân ta bắn quân mình" được ghi nhận lại trong suốt cuộc chiến, hậu quả của chúng đôi khi lớn hơn cả thất bại của các bên trong các chiến dịch quân sự quy mô. Và trường hợp "quân ta bắn quân mình" đầu tiên diễn ra trên chính nước Anh, khi các máy bay Sprifires thuộc phi đoàn 74 Không quân Anh đã vô tình bắn hạ 2 chiếc Hurricanes thuộc phi đoàn 56 cũng của Anh khiến một phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: WW2.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 có hàng trăm trường hợp "quân ta bắn quân mình" được ghi nhận lại trong suốt cuộc chiến, hậu quả của chúng đôi khi lớn hơn cả thất bại của các bên trong các chiến dịch quân sự quy mô. Và trường hợp "quân ta bắn quân mình" đầu tiên diễn ra trên chính nước Anh, khi các máy bay Sprifires thuộc phi đoàn 74 Không quân Anh đã vô tình bắn hạ 2 chiếc Hurricanes thuộc phi đoàn 56 cũng của Anh khiến một phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: WW2.
Các phi công trên những chiếc Spitfires cho biết, họ bị nhầm lẫn do những chiếc Hurricanes có hình dáng khi nhìn từ phía sau quá giống với những chiếc máy bay Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi công trên những chiếc Spitfires cho biết, họ bị nhầm lẫn do những chiếc Hurricanes có hình dáng khi nhìn từ phía sau quá giống với những chiếc máy bay Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng trong ngày hôm đó, sau khi các máy bay Spitfires thuộc phi đoàn 74 quay lại sân bay với chiến tích bắn hạ được 2 máy bay của quân mình thì một chiếc Spitfires trong phi đoàn lại bị hỏa lực phòng không sân bay bắn hạ vì nhầm tưởng là máy bay Đức. Rõ ràng, sự căng thẳng trong ngày đầu tiên tuyên chiến với Đức đã khiến người Anh "run lập cập" dẫn đến nhiều nhầm lẫn chết người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng trong ngày hôm đó, sau khi các máy bay Spitfires thuộc phi đoàn 74 quay lại sân bay với chiến tích bắn hạ được 2 máy bay của quân mình thì một chiếc Spitfires trong phi đoàn lại bị hỏa lực phòng không sân bay bắn hạ vì nhầm tưởng là máy bay Đức. Rõ ràng, sự căng thẳng trong ngày đầu tiên tuyên chiến với Đức đã khiến người Anh "run lập cập" dẫn đến nhiều nhầm lẫn chết người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm 1940, khi chiến dịch Wikinger của Đức đang diễn ra, Không quân Đức đã lập được "chiến công" đầu tiên của chiến dịch bằng cách đánh chìm khu trục hạm Z1 Leberecht Maass của chính mình. Ảnh: Khu trục hạm Z1 Leberecht Maass của Đức trước khi bị đánh chìm bởi quân mình. Nguồn ảnh: Wehr.
Năm 1940, khi chiến dịch Wikinger của Đức đang diễn ra, Không quân Đức đã lập được "chiến công" đầu tiên của chiến dịch bằng cách đánh chìm khu trục hạm Z1 Leberecht Maass của chính mình. Ảnh: Khu trục hạm Z1 Leberecht Maass của Đức trước khi bị đánh chìm bởi quân mình. Nguồn ảnh: Wehr.
Những máy bay tấn công của Không quân Đức thời bấy giờ có khả năng đối đất, đối hạm cực kỳ ghê gớm đã hạ gục Z1 Leberecht Maass chỉ với một lượt tấn công. Nguồn ảnh: BBC.
Những máy bay tấn công của Không quân Đức thời bấy giờ có khả năng đối đất, đối hạm cực kỳ ghê gớm đã hạ gục Z1 Leberecht Maass chỉ với một lượt tấn công. Nguồn ảnh: BBC.
Cũng trong chiến dịch này, một chiếc khu trục hạm Z3 Max Schultz của Hải quân Đức đã luống cuống đi vào chính bãi thủy lôi do mình vừa... rải ra. Kết cục là nó bị đánh chìm bởi chính thủy lôi của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng trong chiến dịch này, một chiếc khu trục hạm Z3 Max Schultz của Hải quân Đức đã luống cuống đi vào chính bãi thủy lôi do mình vừa... rải ra. Kết cục là nó bị đánh chìm bởi chính thủy lôi của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trận Trân Châu Cảng, người Mỹ cũng hoảng loạn không kém gì người Anh trong ngày đầu tiên tham chiến và dẫn tới kết cục của một pha bắn nhầm quân mình bi thảm không kém. Nguồn ảnh: History.
Trong trận Trân Châu Cảng, người Mỹ cũng hoảng loạn không kém gì người Anh trong ngày đầu tiên tham chiến và dẫn tới kết cục của một pha bắn nhầm quân mình bi thảm không kém. Nguồn ảnh: History.
Cụ thể, các chiến đấu cơ Mỹ từ tàu sân bay USS Enterprise gửi tới Trân Châu Cảng đã bị... pháo phòng không của Mỹ ở vùng chiến sự bắn bầm dập, một chiếc trong số đó đã bị hạ và cướp đi sinh mạng của phi công Thiếu tá John L. Dains. Trớ trêu thay, Thiếu tá Dains vừa hạ được một máy bay Nhật trên bầu trời Trân Châu Cảng thì lại bị bắn hạ bởi chính hỏa lực của quân mình hạ gục. Nguồn ảnh: National.
Cụ thể, các chiến đấu cơ Mỹ từ tàu sân bay USS Enterprise gửi tới Trân Châu Cảng đã bị... pháo phòng không của Mỹ ở vùng chiến sự bắn bầm dập, một chiếc trong số đó đã bị hạ và cướp đi sinh mạng của phi công Thiếu tá John L. Dains. Trớ trêu thay, Thiếu tá Dains vừa hạ được một máy bay Nhật trên bầu trời Trân Châu Cảng thì lại bị bắn hạ bởi chính hỏa lực của quân mình hạ gục. Nguồn ảnh: National.
Vào ngày 8/6/1942, tàu ngầm tấn công Alagi thuộc lớp tàu ngầm Adua của Hải quân Italia đã bắn chìm khu trục hạm Antoniotto Usodimare cũng của Hải quân nước này. Nguồn ảnh: Wreck.
Vào ngày 8/6/1942, tàu ngầm tấn công Alagi thuộc lớp tàu ngầm Adua của Hải quân Italia đã bắn chìm khu trục hạm Antoniotto Usodimare cũng của Hải quân nước này. Nguồn ảnh: Wreck.
Điều đáng nói ở đây đó là Alagi hạ gục Antoniotto Usodimare chỉ với một loạt bắn chí tử, chiếc khu trục hạm của Italia hoàn toàn không có cơ hội "thanh minh" với người đồng đội của mình. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Điều đáng nói ở đây đó là Alagi hạ gục Antoniotto Usodimare chỉ với một loạt bắn chí tử, chiếc khu trục hạm của Italia hoàn toàn không có cơ hội "thanh minh" với người đồng đội của mình. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Một năm sau đó, vào năm 1943, trong Chiến dịch Husky tấn công vào đảo Sicily, lính dù Mỹ thuộc Trung đoàn 504, Tiểu đoàn 376 và Đại đội C thuộc Tiểu đoàn 307 di chuyển trên 144 chiếc vận tải cơ C-47 tới điểm nhảy dù sâu bên trong đảo Sicily đã bị các tàu hải quân của chính lực lượng Đồng Minh bắn chặn. Nguồn ảnh: Aviation.
Một năm sau đó, vào năm 1943, trong Chiến dịch Husky tấn công vào đảo Sicily, lính dù Mỹ thuộc Trung đoàn 504, Tiểu đoàn 376 và Đại đội C thuộc Tiểu đoàn 307 di chuyển trên 144 chiếc vận tải cơ C-47 tới điểm nhảy dù sâu bên trong đảo Sicily đã bị các tàu hải quân của chính lực lượng Đồng Minh bắn chặn. Nguồn ảnh: Aviation.
Kết cục là có tới 23 chiếc vận tải cơ C-47 bị bắn hạ, 37 chiếc bị hư hỏng nặng, gây ra thương vong cho 318 binh lính, trong đó có 60 thành viên phi hành đoàn và 81 lính dù bị thiệt mạng. Nguồn ảnh: BI.
Kết cục là có tới 23 chiếc vận tải cơ C-47 bị bắn hạ, 37 chiếc bị hư hỏng nặng, gây ra thương vong cho 318 binh lính, trong đó có 60 thành viên phi hành đoàn và 81 lính dù bị thiệt mạng. Nguồn ảnh: BI.
Năm 1944, chiến dịch Exercise Tiger được quân Đồng Minh tổ chức tại Anh để tập rượt cho cuộc đổ bộ D-Day sắp được diễn ra khoảng hơn 1 tháng sau đó cũng chứng kiến một vụ bắn nhầm kinh điển. Nguồn ảnh: Excecies.
Năm 1944, chiến dịch Exercise Tiger được quân Đồng Minh tổ chức tại Anh để tập rượt cho cuộc đổ bộ D-Day sắp được diễn ra khoảng hơn 1 tháng sau đó cũng chứng kiến một vụ bắn nhầm kinh điển. Nguồn ảnh: Excecies.
Cụ thể, khi quân Mỹ tiến hành tập dượt đổ bộ vào khu vực Slapton, phía Quân Anh với tàu tuần dương hạm hạng nặng HMS Hawkins đã nã pháo thẳng vào phía quân Mỹ gây ra cái chết của 308 lính Mỹ trong buổi sáng ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Warfare.
Cụ thể, khi quân Mỹ tiến hành tập dượt đổ bộ vào khu vực Slapton, phía Quân Anh với tàu tuần dương hạm hạng nặng HMS Hawkins đã nã pháo thẳng vào phía quân Mỹ gây ra cái chết của 308 lính Mỹ trong buổi sáng ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Warfare.
Cũng trong năm 1944 này, với hàng loạt các chiến dịch quân sự lớn được diễn ra, hàng trăm phi vụ bắn nhầm trớ trêu diễn ra ở mọi lực lượng quân đội tham chiến cũng đã được ghi nhận lại. Nguồn ảnh: BBC.
Cũng trong năm 1944 này, với hàng loạt các chiến dịch quân sự lớn được diễn ra, hàng trăm phi vụ bắn nhầm trớ trêu diễn ra ở mọi lực lượng quân đội tham chiến cũng đã được ghi nhận lại. Nguồn ảnh: BBC.
Phi vụ "quân ta bắn quân mình" cuối cùng trong chiến tranh thế giới thứ hai được ghi nhận lại là vào ngày hai quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Nguồn ảnh: CBS.
Phi vụ "quân ta bắn quân mình" cuối cùng trong chiến tranh thế giới thứ hai được ghi nhận lại là vào ngày hai quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Nguồn ảnh: CBS.
Kết cục của hai quả bom nguyên tử này là 20 binh lính Mỹ bị bắt làm tù binh ở Nhật đã tử vong trong vụ nổ bom nguyên tử. Nguồn ảnh: Boom.
Kết cục của hai quả bom nguyên tử này là 20 binh lính Mỹ bị bắt làm tù binh ở Nhật đã tử vong trong vụ nổ bom nguyên tử. Nguồn ảnh: Boom.

GALLERY MỚI NHẤT