Những “quái thú” tội nghiệp bị con người săn đuổi đến tuyệt chủng
(Kiến Thức) - Hổ Tasmania, ngựa vằn Quagga, báo Zanzibar... là những quái thú bị con người săn bắt lấy thịt, lột da và buôn bán đến mức bị tuyệt chủng.
Nhật Anh (theo MNN)
Xem toàn bộ ảnh
Hổ Tasmania (còn có tên gọi chó sói Tasmania) là loài ăn thịt có túi. Sinh vật này có nguồn gốc ở Australia, Tasmania. Con người tuyên bố loài này đã tuyệt chủng vào những năm 1930, sau một thế kỷ săn bắn nghiêm trọng được chính quyền khích lệ bằng tiền thưởng.
Chim rẽ lớn bị thợ săn truy bắt gắt gao vì chúng sở hữu bộ da, lông quý hiếm cùng với trứng mà các bảo tàng thời đó rất "thích". Loài này tuyệt chủng vào những năm 1950.
Ngựa vằn Quagga là loài động vật phổ biến ở đồng bằng Nam Phi. Chúng trở thành mục tiêu của thợ săn chủ yếu là do có bộ da đẹp, giết chúng lấy thịt. Những cá thể lời ngựa quý hiếm này bị xóa xổ khỏi thế giới vào những năm 1870.
Cáo quần đảo Falkland là loài vật có vú duy nhất có nguồn gốc bản địa tại Falkland. Chúng có lông màu hung, mũi và đuôi màu trắng. Chúng ăn các loài chim làm tổ trên mặt đất như thiên nga, chim cánh cụt, côn trùng và ăn xác động vật thối ven biển... Loài này tuyệt chủng vào năm 1876.
Loài báo Zanzibar chỉ sinh sống ở quần đảo Zanzibar của Tanzania, đã tuyệt chủng vào năm 1990. Chúng bị xóa sổ vì người dân ở đó tin rằng chúng là con vật do phù thủy nuôi và gửi chúng xuống Trái đất làm hại con người.
Hải cẩu Caribbean là loài động vật bản địa ở vùng biển Caribbean và vịnh Mexico. Chúng mới bị chính thức tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2008, mặc dù người ta không hề nhìn thấy bất cứ cá thể nào thuộc loại này kể từ năm 1952.
Vẹt đuôi dài Carolina là loài vật xuất hiện ở thung lũng Ohio, khu phía Nam và những nơi xa hơn ở Mỹ như vịnh Mexico. Với bộ lông đầy màu sắc rực rỡ chúng trở thành mục tiêu săn bắt để lấy lông làm mũ và đồ trang trí cho phụ nữ. Loài người chính thức tuyên bố loài vẹt này tuyệt chủng vào năm 1939.
Gấu nâu Atlas có bộ lông màu cam đỏ ở phần dưới bụng là động vật bản địa ở châu Phi. Loài này bị các nhím thợ săn tiêu diệt và xóa sổ trong thập niên 1870.
Chuột túi Toolache wallaby là loài có bộ lông đẹp nhất nên chúng trở thành mục tiêu của thợ săn. Những con vật còn lại cũng chết vào năm 1939 sau 12 năm bị giam cầm và chính thức tuyệt chủng kể từ đây.
Bên cạnh loài cáo quần đảo Falkland, chồn biển là loài động vật có vú trên cạn khác ở Carnivora bị con người săn bắn đến mức bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 1860.
Linh dương sừng móc là loài động vật phổ biến ở Bắc Phi và Trung Đông. Chúng bị "khia tử" vào năm 1923 sau quá trình bị săn bắn nghiêm trọng.
Bò biển Steller có lớp da dày và đen như một cây sồi già. Theo báo cáo của các nhà khoa học, chúng có thể nặng đến 10 tấn và dài 9,1m nên sớm trở thành hàng hóa có giá trị từ đó bị săn bắn kiệt quệ. Chúng đã tuyệt chủng vào năm 1768.
Bồ câu viễn khách là loài chim phổ biến ở Bắc Mỹ khoảng 200 năm trước nhưng cũng bị tuyệt chủng vì bị những người dân nghèo, nô lệ làm thịt và bán như những thực phẩm khác với giá "bèo".