Những quốc gia nào trên thế giới cấm món thịt chó?

Hong Kong, Philippines, Đài Loan, Singapore, Thái Lan có lệnh cấm tiêu thụ thịt chó từ nhiều năm trước. Trong khi đó, nhiều quốc gia châu Âu có luật bảo vệ loài vật cưng này.

Hong Kong
Chính quyền Hong Kong đã ban hành Sắc lệnh chó mèo vào năm 1950: Nghiêm cấm giết mổ chó mèo để lấy thịt và được đảm bảo thực hiện bằng cả hình thức phạt tiền lẫn phạt tù. 

Bởi vậy, người dân Hong Kong không được phép giết mổ thịt chó mèo để ăn hay để bán, nếu phạm tội có thể bị phạt tới 650USD (khoảng 13,5 triệu VND) và 6 tháng tù.

Tháng 2/1998, một công dân đã phải chịu mức án một tháng tù và phải nộp phạt 2.000 đôla Hồng Kông do săn bắt chó vô chủ để giết thịt. Tháng 12/2006, bốn người đã bị tuyên phạt mức án như trên vì đã giết mổ hai con chó.
Philippines
Lệnh cấm giết mổ chó mèo làm thịt bắt đầu có hiệu lực từ năm 1982 ở Philippines. Tuy nhiên, điều luật này có một lỗ hổng là cho phép giết mổ chó mèo vào các dịp lễ truyền thống tại địa phương.
Lệnh cấm chỉ mang tính chất răn đe, không có nhiều hiệu quả, tới năm 1998, giới chức Philippines phải tăng hình phạt đối với các hành vi mua bán, giết mổ chó, mèo. Cụ thể, các hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền. Mặc dù vậy hiện nay, nhiều tỉnh phía Bắc Philippines vẫn coi thịt chó là một món ăn bổ dưỡng và ngang nhiên giết mổ chó công khai.
Nhung quoc gia nao tren the gioi cam mon thit cho?
Ảnh minh hoạ. 
Đài Loan
Sau Singapore và Hong Kong, Đài Loan đã trở thành vùng lãnh thổ thứ ba tại châu Á ban hành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó mèo.
Tháng 4/2017, Viện lập pháp Đài Loan phê duyệt Luật bảo vệ động vật sửa đổi, theo đó người vi phạm sẽ bị bêu tên công khai và phải chịu mức phạt tiền lên tới 250.000 đài tệ.
Bên cạnh đó, người nào cố ý làm hại hoặc tra tấn động vật có thể bị phạt tù lên tới hai năm và bị phạt hai triệu đài tệ.
Ngoài ra, việc dắt động vật đi dạo trong khi đang lái xe cũng bị coi là phạm pháp.
Thái Lan
Ở Thái Lan, các hành động đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc hay bất cứ hành vi ngược đãi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần cho chó, mèo, gây bệnh hoặc khiến chúng tử vong sẽ bị quy thành tội danh hành hạ động vật và đối mặt với án phạt 2 năm tù giam cùng mức nộp phạt 1.663 USD (gần 387 triệu đồng).
Canada
Quốc gia này không có quy định cấm trực tiếp việc bán và phục vụ thịt chó. Tuy nhiên, một cửa hàng muốn phục vụ bất cứ một loại thịt nào theo luật đều phải lấy hàng từ xưởng sản xuất thịt đạt tiêu chuẩn của cơ quan thanh tra thực phẩm. Trong khi hiện tại không có xưởng sản xuất thịt nào ở Canada được cấp phép giết chó lấy thịt.
Nếu giết mổ chó một cách vô cớ, hành vi đó có thể bị coi là ngược đãi động vật và xâm phạm vào bộ luật hình sự. Người bị kết án có thể đối diện mức phạt tù lên tới 5 năm.
Áo
Ở Áo, hành vi giết thịt chó mèo làm thực phẩm hoặc vì các mục đích khác đều bị nghiêm cấm, theo khoản 2 điều 6 Luật Bảo vệ động vật.
Người vi phạm sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tối đa 7.500 Euro, nếu tái phạm sẽ bị phạt tối đa 15.000 Euro.
Mỹ
Ngày 12/9/2018, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật mang tên "Luật cấm kinh doanh thịt chó và thịt mèo 2018" (HR 6720) thay cho luật bảo vệ động vật. Dự luật cấm giết mổ, vận chuyển, giao nhận, sở hữu, mua bán, tặng cho chó, mèo và các bộ phận chó, mèo để ăn thịt, trừ các bộ tộc thực hiện các hành vi trên vì mục đích nghi lễ tôn giáo. Người vi phạm sẽ bị phạt đến 5.000 USD cho mỗi hành vi vi phạm.

Ra lệnh cấm thịt chó, thành phố du lịch nổi tiếng gây xôn xao

Thành phố du lịch Siem Reap đã trở thành địa phương đầu tiên ở Campuchia ban hành lệnh cấm giết mổ và buôn bán chó để lấy thịt.
 

Ra lenh cam thit cho, thanh pho du lich noi tieng gay xon xao
 Lò giết mổ chó tại Siem Reap. Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, hôm 8/7, các nhà chức trách tỉnh Siem Reap đã tuyên bố cấm buôn bán thịt chó, trong bối cảnh tình trạng buôn bán thịt chó đã rơi vào “hỗn loạn” trong những năm gần đây, Sở Nông nghiệp tỉnh Siem Reap cho biết.

Ứng viên Tổng thống Hàn Quốc gây sốc vì quan điểm ăn thịt chó

Ứng cử viên tổng thống Yoon Seok-youl đã bị các nhà hoạt động chỉ trích vì tuyên bố: Ăn thịt chó không phải ngược đãi động vật.

Cựu công tố viên trưởng Yoon Seok-youl, ứng viên của đảng Quyền lực nhân dân (PPP), 60 tuổi, đã nêu quan điểm gây tranh cãi kể trên tại cuộc tranh luận trên truyền hình giữa các ứng cử viên tổng thống của Đảng PPP.

Tin mới