Sinh vật lâu đời nhất thế giới là cỏ biển (100.000 năm tuổi). Nhiều loài động thực vật khác cũng khiến con người choáng ngợp trước khả năng sinh tồn của chúng.
Theo Hoàng Linh/Zing News
Xem toàn bộ ảnh
Cỏ biển ở quần đảo Balearic, Tây Ban Nha (100.000 tuổi): Cỏ biển ở quần đảo Balearic được cho là những sinh vật lâu đời nhất thế giới, với tuổi thọ khoảng 100.000 năm. Đồng cỏ dưới nước này trải rộng khoảng 16 km.
Pando, Utah, Mỹ (80.000 tuổi): Quần thể Pando hình thành từ một cây dương lá rụng đực duy nhất ở rừng quốc gia Fishlake, với hệ rễ có niên đại khoảng 80.000 năm. Quần thể này được xem là cơ thể sống nặng nhất, với hơn 40.000 nhánh thân, nặng 5.800 tấn, trải rộng 429.000 m2.
Bọt biển núi lửa, McMurdo Sound, Nam Cực (15.000 tuổi): Bọt biển núi lửa khổng lồ được tìm thấy ở Nam Cực đã vào khoảng 15.000 năm tuổi. Loài nhuyễn thể này có màu trắng hoặc vàng nhạt, cao gần 2 m và rộng khoảng 1,8 m. Nước lạnh của biển Nam Cực giúp làm chậm tốc độ phát triển và tăng tuổi thọ của sinh vật.
Rùa biển Jonathan, Seychelles (184 tuổi): Rùa biển Jonathan đã xấp xỉ 50 tuổi khi được đưa tới đảo St. Helena vào thế kỷ 19 để làm quà cho thống đốc. Năm 2005, Jonathan đã trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới ở tuổi 184.
Henry, bảo tàng Southland, New Zealand (120 tuổi): Được mệnh danh là khủng long sống, loài tuatara có hình dáng giống thằn lăn nhưng thực chất là một giống đã sống từ trước thời khủng long và vượt qua được thảm họa tuyệt chủng. Henry được cho là con tuatara lớn tuổi nhất New Zealand.
Cá sấu Muja, vườn thú Belgrade, Serbia (80 tuổi): Muja là cá sấu Mỹ già nhất thế giới sống trong điều kiện nuôi nhốt. Chú cá sấu này đã sống sót qua một cuộc chiến tranh thế giới, ba lần Belgrade bị đánh bom và cuộc khủng hoảng Balkan vào những năm 1990.
Cây nho Old Vine, Maribor, Slovenia (400 tuổi): Cây nho Old Vine được trồng cuối thời Trung Cổ và là cây nho già nhất thế giới vẫn còn ra quả. Hàng năm, 100 chai rượu làm từ nho của cây được gửi tặng những nhân vật quan trọng, trong đó có cả đức Giáo Hoàng.
Cây thủy tùng Fortingall, Scotland (5.000 tuổi): Cây thủy tùng cổ xưa này nằm trong vườn nhà thờ của ngôi làng Fortingall, Perthshire, Scotland. Vòng gỗ của cây bị mục nát dần nên khó có thể xác định tuổi thật của cây. Năm 1769, cây được đánh giá là khoảng 5.000 tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy cây có thể chỉ khoảng 2.000-3.000 tuổi.
Cây hoa hồng Hildesheim, Đức (1.000 tuổi): Cây hồng nghìn tuổi này leo trên tường của thánh đường Hildesheim, một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhật. Bụi hồng cao 10 m, thuộc giống hồng cánh đơn. Đây được xem là cây hoa hồng cổ nhất thế giới.
Cây ôliu Vouves, Hy Lạp (4.000 tuổi): Nằm ở làng Ano Vouves trên đảo Crete, cây ôliu 4.000 năm tuổi này vẫn còn ra quả. Hàng năm, cây đón khoảng 20.000 khách tham quan.
Cây baobab Sunland, Limpopo, Nam Phi (6.000 tuổi): Cây baobab già nhất thế giới này còn lớn tuổi hơn của kim tự tháp Giza của Ai Cập. Mỗi năm, khoảng 7.000 du khách tới chiêm ngưỡng thân cây khổng lồ này và ngồi uống ở quầy bar trong cây.