Những sự kiện, chính sách nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Năm 2024 sắp khép lại, Báo Tri thức và Cuộc sống xin điểm lại những kết quả nổi bật của ngành giáo dục và những chính sách mới đối với giáo viên, học sinh...

Trong năm 2024, ngành giáo dục đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Cùng nhiều chính sách quan trọng dành cho giáo viên, học sinh, được công bố và chính thức có hiệu lực.  
Một trong những kết quả nổi bật đó là, năm học 2024-2025, triển khai đồng bộ việc dạy học theo Chương trình mới - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 1 đến lớp 12, ngành giáo dục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đưa vào dạy học từ năm học 2020-2021 theo hình thức cuốn chiếu, sau 4 năm đã thu được những kết quả bước đầu. Năm học mới 2024-2025, Chương trình sẽ được triển khai cho khối lớp 5, 9 và 12 là những khối lớp cuối cùng để ngành Giáo dục hoàn thành đầy đủ, đồng bộ các môn học, hoạt động giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nhung su kien, chinh sach noi bat cua nganh giao duc nam 2024
 Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 8 học sinh dự thi thì cả 8 học sinh đều giành huy chương  Olympic Vật lý Châu Á 2024
Kết quả về chất lượng giáo dục mũi nhọn: Thông tin từ Bộ GD&ĐT, năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ; các Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Trong đó, Đoàn tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 tại Hoa Kỳ đã giành được 1 giải Nhì. Đây là giải cao nhất học sinh Việt Nam giành được kể từ năm 2013 đến nay. Năm 2024 là năm học sinh Việt Nam giành được nhiều huy chương nhất với 12 huy chương vàng, 15 huy chương bạc và 10 huy chương đồng và 1 bằng khen. So với năm 2023, năm 2024 tăng 4 huy chương vàng, 3 huy chương bạc.
Mới đây, ngày 2/12, Đoàn học sinh Hà Nội với 6 thí sinh, đại diện Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm 2024 đã xuất sắc giành 6 huy chương, gồm 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Về chính sách miễn học phí, trong năm 2024, có 10 tỉnh thành miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024-2025 là Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái Bình Dương, Long An. Tuần trước, HĐND TP HCM đã thông qua phương án miễn học phí cho bậc THCS, tổng kinh phí thực hiện khoảng 237 tỷ đồng. Trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh tiểu học được miễn phí theo Luật Giáo dục. Hiện, trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí. Sở GD&ĐT TP.HCM cũng vừa hoàn thành dự thảo xin miễn học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn TPHCM từ năm học 2025-2026.
Về chuyển đổi số: Toàn ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học. Đến nay, đã hoàn thành xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm. Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức thành công đảm bảo nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh.
Một chính sách nổi bật đối với giáo viên là lương cơ sở của giáo viên tăng kể từ ngày 1/7. Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I sẽ nhận mức lương cao nhất từ ngày 1/7/2024 (Theo Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV). Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng/tháng. Giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, dao động 4,91-11,44 triệu đồng/tháng (tùy bậc). Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Dự thảo Luật Nhà giáo cũng quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Từ năm học này, ngành giáo dục bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT. Trước đây, kết quả tốt nghiệp của học sinh được xếp loại giỏi, khá, trung bình căn cứ vào hạnh kiểm và học lực. Theo thông tư mới, Bộ GD&ĐT cho phép địa phương, nhà trường tổ chức xét tốt nghiệp THCS 2 lần/năm (trước đây, các trường chỉ xét tốt nghiệp 1 lần trong năm). Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. Trong khi trước đây, các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS chỉ được xét tốt nghiệp 1 lần trong năm.
Cũng từ năm 2024, thay vì thi thăng hạng, giáo viên được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, số năm công tác.
>>> Mời quý độc giả xem video GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ về hai đòn bẩy cho giáo dục đại học:
 

Từ tháng 2/2024, nhiều chính sách giáo dục có hiệu lực

Các trường tự chọn sách giáo khoa; bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS; không đào tạo từ xa ngành sư phạm, sức khoẻ...là những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024.

Các cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa

Bộ GD&ĐT chính thức trao quyền quyết định chọn sách giáo khoa cho các cơ sở giáo dục (trước đây là UBND cấp tỉnh) theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT. Chính sách này chính thức có hiệu lực từ ngày 12/2.

4 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024

Đó là chính sách về bổ sung điều khoản quy định về liên kết giáo dục với nước ngoài; quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục...

4 chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024 gồm: 
Điều chỉnh thủ tục công nhận bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/ 2024 liên quan đến thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, giá dịch vụ giáo dục; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức...

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024, gồm:
Bỏ thi thăng hạng giáo viên

Ngày 30/10/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/12/2024. Quy định bỏ thi, chuyển sang xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Việc này phù hợp với quyết định của Chính phủ về bãi bỏ thi thăng hạng viên chức hồi cuối năm ngoái.

Thay vì thi, giáo viên được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, số năm công tác. Chẳng hạn, giáo viên mầm non hạng III muốn được xét lên hạng II phải có hai năm liền trước được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên. Giáo viên phổ thông và dự bị đại học phải ba năm đạt điều kiện này.
Nhung chinh sach giao duc co hieu luc tu thang 12
 Ảnh minh hoạ/ giaoducnet
Để được xét từ hạng II lên hạng I, giáo viên cần có 5 năm liền trước "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên, trong đó có ít nhất hai năm "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Ngoài ra, họ cần có các danh hiệu thi đua, khen thưởng trong thời gian giữ hạng II. Việc này nhằm đảm bảo một danh hiệu, thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần thăng hạng (từ hạng III lên II và từ II lên I).
Bộ GD&ĐT cho rằng các tiêu chuẩn trên sẽ giúp đảm bảo yêu cầu tỉ lệ giáo viên hạng I tối đa 10%, hạng II không quá 50%, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cũng như lựa chọn được những người xứng đáng.
Quy trình xây dựng, thẩm định, phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo
Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2024.
Theo Thông tư, giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là toàn bộ các khoản chi phí thực tế hợp lý phát sinh để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định, các chi phí khác và tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có).
Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo được phân biệt theo cấp học, trình độ, lĩnh vực, ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và hình thức giáo dục, đào tạo; được điều chỉnh hằng năm khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thay đổi.
Trong đó, chi phí tiền lương gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chi phí vật tư là chi phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học; hoạt động cung cấp dịch vụ gồm: chi phí văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, điện nước... và các chi phí khác được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư.
Chi phí quản lý là chi phí phục vụ các phòng, ban của bộ phận quản lý trong cơ sở giáo dục, bao gồm chi phí tuyển sinh; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế...
Chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định: là chi phí khấu hao hoặc hao mòn nhà cửa, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo được tính theo quy định của Bộ Tài chính và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định vào giá dịch vụ giáo dục, đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Chi phí khác gồm các loại thuế khác theo quy định, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác.
Sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2023/TT-BLĐTBXH về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Thông tư này áp dụng từ ngày 10/12.

Tin mới