Những thảm họa thảm khốc nhất trong lịch sử ngành vũ trụ

Những thảm họa thảm khốc nhất trong lịch sử ngành vũ trụ

(Kiến Thức) - Thường được ưu tiên sử dụng những công nghệ hiện đại nhất nhưng đôi khi ngành hàng không vũ trụ vẫn gặp những tai nạn thảm khốc, bàng hoàng.

Xem toàn bộ ảnh
Ba trong số 5 thiết bị nghiên cứu hạ cánh trên Mặt trăng (LLRV) đã bị rơi gần Houston, Texas trong khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo vũ trụ. Trong số những thiết bị phát nổ, Neil Armstrong đã may mắn thoát chết bởi đã thoát ra ngoài trước khi vụ nổ xảy ra.
Ba trong số 5 thiết bị nghiên cứu hạ cánh trên Mặt trăng (LLRV) đã bị rơi gần Houston, Texas trong khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo vũ trụ. Trong số những thiết bị phát nổ, Neil Armstrong đã may mắn thoát chết bởi đã thoát ra ngoài trước khi vụ nổ xảy ra.
Được trình làng ngày 16/7/1959, tên lửa Juno II có nhiệm vụ đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Nhưng chỉ vài giây sau khi khởi động, tên lửa đã đảo ngược đường bay, bay vút về phía bệ phóng đầu vào. Các nhân viên an toàn buộc phải cho nổ tên lửa. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, 5 trong số 10 tên lửa Juno II đã gặp sự cố khi khởi động.
Được trình làng ngày 16/7/1959, tên lửa Juno II có nhiệm vụ đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Nhưng chỉ vài giây sau khi khởi động, tên lửa đã đảo ngược đường bay, bay vút về phía bệ phóng đầu vào. Các nhân viên an toàn buộc phải cho nổ tên lửa. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, 5 trong số 10 tên lửa Juno II đã gặp sự cố khi khởi động.
Ngày 2/7/2013, tên lửa đẩy Proton-M được dùng để phóng thiết bị DM-03 và 3 vệ tinh định vị của hệ thống GLONASS-M, đã đột ngột thay đổi quỹ đạo bay, bốc cháy và rơi xuống khu vực phóng vệ tinh ở sân bay Baikonur (Kazakhstan) ngay khi vừa rời bệ phóng do lỗi lắp đặt sai cảm biến đo vận tốc góc trên tên lửa.
Ngày 2/7/2013, tên lửa đẩy Proton-M được dùng để phóng thiết bị DM-03 và 3 vệ tinh định vị của hệ thống GLONASS-M, đã đột ngột thay đổi quỹ đạo bay, bốc cháy và rơi xuống khu vực phóng vệ tinh ở sân bay Baikonur (Kazakhstan) ngay khi vừa rời bệ phóng do lỗi lắp đặt sai cảm biến đo vận tốc góc trên tên lửa.
Ngày 12/8/1998, Titan IV-A vừa rời bệ phóng đã nhanh chóng phát nổ khiến cho vệ tinh SIGINT đắt đỏ mà nó mang theo cũng tan thành mây khói.
Ngày 12/8/1998, Titan IV-A vừa rời bệ phóng đã nhanh chóng phát nổ khiến cho vệ tinh SIGINT đắt đỏ mà nó mang theo cũng tan thành mây khói.
Ngày 12/12/1959, sau khi rời bệ phóng được 4 giây, tên lửa Titan I đã gặp sự cố tại bãi phóng tên lửa thuộc Trạm Không quân Mũi Canavera. Khi đó, tên lửa trên đã phát nổ nhưng may mắn là không có ai bị thương.
Ngày 12/12/1959, sau khi rời bệ phóng được 4 giây, tên lửa Titan I đã gặp sự cố tại bãi phóng tên lửa thuộc Trạm Không quân Mũi Canavera. Khi đó, tên lửa trên đã phát nổ nhưng may mắn là không có ai bị thương.
Tên lửa Zenith-3SL do Mỹ chế tạo mang theo vệ tinh Intelsat-27 đã rơi xuống đại dương vài giây sau khi cất cánh từ bệ phóng nổi trên mặt biển. Đây là một trong những thất bại lớn nhất của Intelsat.
Tên lửa Zenith-3SL do Mỹ chế tạo mang theo vệ tinh Intelsat-27 đã rơi xuống đại dương vài giây sau khi cất cánh từ bệ phóng nổi trên mặt biển. Đây là một trong những thất bại lớn nhất của Intelsat.
Lần phóng đầu tiên của Mỹ để đưa vệ tinh vào quỹ đạo của trái đất đã thất bại nặng nề. Chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng, thùng nhiên liệu của tên lửa đã phát nổ, tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa bầu trời, khiến người xem khiếp sợ.
Lần phóng đầu tiên của Mỹ để đưa vệ tinh vào quỹ đạo của trái đất đã thất bại nặng nề. Chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng, thùng nhiên liệu của tên lửa đã phát nổ, tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa bầu trời, khiến người xem khiếp sợ.
Một van nhiên liệu của Atlas Centaur 5 bất ngờ đóng lại khiến các động cơ tăng thế mất kiểm soát làm cho tên lửa rơi về căn cứ phóng, tạo ra một quả cầu lửa cao tới 600m.
Một van nhiên liệu của Atlas Centaur 5 bất ngờ đóng lại khiến các động cơ tăng thế mất kiểm soát làm cho tên lửa rơi về căn cứ phóng, tạo ra một quả cầu lửa cao tới 600m.
Vụ nổ Titan 34D-9 ngày 18/8/1986 là một trong những thất bại tốn kém nhất lịch sử Mỹ bởi nó khiến vệ tinh hình lục giác KH-9 HEXAGON phút chốc tan thành mây khói.
Vụ nổ Titan 34D-9 ngày 18/8/1986 là một trong những thất bại tốn kém nhất lịch sử Mỹ bởi nó khiến vệ tinh hình lục giác KH-9 HEXAGON phút chốc tan thành mây khói.
Ngày 24/10/1960, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-16 đã nổ tung, trở thành sự cố lớn nhất trong lịch sử kỹ thuật tên lửa Liên Xô.
Ngày 24/10/1960, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-16 đã nổ tung, trở thành sự cố lớn nhất trong lịch sử kỹ thuật tên lửa Liên Xô.

GALLERY MỚI NHẤT