Những thủ đoạn tinh vi trên thị trường chứng khoán

Thiếu tướng Lê Văn Tuyến vừa chỉ ra một số thủ đoạn vi phạm tinh vi phức tạp trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chiều 22/4, Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế.

Nhan dien nhung thu doan tinh vi tren thi truong chung khoan
 Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an.

Tuy nhiên, song hành với đó là sự xuất hiện của những hành vi thiếu minh bạch, nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp.

Thứ nhất, theo ông Tuyến, việc chấp hành không đúng quy định của pháp luật về công bố các thông tin liên quan đến thị trường và giao dịch. Theo Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chỉ riêng trong năm 2021 đã có 38 đoàn thanh tra kiểm tra và ban hành 471 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 20 tỷ đồng.

Các vi phạm, chủ yếu tập trung vào các hành vi như công bố thông tin không đúng sự thật, thao túng giá chứng khoán và các hành vi này chưa đến mức xử lý hình sự.

Đặc biệt là hành vi mua bán cổ phiếu không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan cổ đông nội bộ... gây thiếu niềm tin cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch, đặt ra những vấn đề thiếu minh bạch trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, tình trạng đưa thông tin sai lệch thất thiệt trên các trang mạng xã hội và lôi kéo các nhóm đầu tư, nhóm tư vấn mua bán gây thiệt hại cho nhà đầu tư có chiều hướng gia tăng. 

Trong năm 2021 và đầu năm 2022 trên thị trường đã xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư cũng như một số thông tin không lành mạnh gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Thứ ba, do tình hình dịch bệnh kéo dài, dòng tiền nhàn rỗi chưa được đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều nhà đầu tư tập trung vào chứng khoán gây tiềm ẩn gia tăng nợ xấu và an toàn an ninh tiền tệ.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng nổi lên một số vấn đề tiềm ẩn rủi ro gây nguy cơ liên quan đến an ninh tiền tệ như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tài sản đảm bảo tỉ lệ thấp.

Qua khảo sát, số lượng này chiếm khoảng 50,9%. Tình trạng doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả sản xuất kinh doanh thấp, thua lỗ nhưng vẫn phát hành khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp; phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng sử dụng sai mục đích, mức lãi suất trái phiếu cao khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng như là vỡ nợ.

Quá trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp phát sinh các hành vi vi phạm không minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo công khai thông tin liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành cũng như nhân viên môi giới không có chứng chỉ hành nghề.

Với các tình trạng trên, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ ngành liên quan chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sửa đổi bổ sung một số văn bản cho phù hợp, hạn chế những sơ hở, bất cập trên lĩnh vực này.

Đồng thời, Bộ Công an tập trung chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an địa phương điều tra làm rõ những vi phạm trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, góp phần minh bạch, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

Thời gian tới, Bộ Công an đề nghị Bộ Tài chính tập trung rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định vướng mắc bất cập trên thị trường chứng khoán. Trước mắt, sửa đổi bổ sung Nghị định 156 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo hướng tăng khung hình phạt, mở rộng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Công an cũng mong muốn các bộ, ngành tăng cường truyền thông trên thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng, nhất là việc phổ biến các quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp, khuyến nghị những vấn đề rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình phát hành, để đảm bảo sự minh bạch cho thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Mời độc giả xem thêm video Những câu chuyện thú vị xung quanh hạt gạo tại thị trường Châu Âu ( Nguồn: VTV24)

Chủ tịch Thành Nam Nguyễn Hùng Cường: TNI không làm giá cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Chủ tịch TNI khẳng định không có một ý đồ nào về làm giá đồng thời khẳng định sẽ không chối bỏ trách nhiệm và luôn tìm cách khắc phục mọi khó khăn.

Trong cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường 2022 tổ chức ngày 15/2, CTCP Tập đoàn Thành Nam (TNI) đã thông qua phương án phát hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022.

Vụ Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt bị bắt: TVB và TVC làm ăn ra sao?

(Vietnamdaily) - Biến động cổ phiếu cũng như tình hình kinh doanh của cổ phiếu TVB và TVC liên quan đến vị lãnh đạo Chứng khoán Trí Việt vừa bị khởi tố đều ghi nhận sự bất thường.

Chân dung Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt vướng vào lao lý

Ngày 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại CTCP Chứng khoán Trí Việt (HoSE: TVB), CTCP Louis Holdings, CTCP Louis Capital (TGG), CTCP Louis Land (BII) và các đơn vị liên quan; Đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 4 cá nhân về tội “Thao túng thị trường chứng khoán" gồm: ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings, thành viên HĐQT Louis Capital, Louis Land; bà Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc Hành chính Louis Holding; ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt; bà Lê Thị Thùy Liên, nhân viên Dịch vụ tài chính Chứng khoán Trí Việt.

Ông Đỗ Đức Nam sinh ngày 2/12/1983, trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, hiện là Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Chứng khoán Trí Việt.

Ông Nam từng kênh qua nhiều công ty chứng khoán trước khi đến với Chứng khoán Trí Việt. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, ông Đỗ Đức Nam giữ chức Trưởng phòng Môi giới tại CTCP Chứng khoán Asean.

Từ tháng 7/2012 đến 12/2014, ông Nam là Phó Giám đốc Chi nhánh TPHCM của CTCP Chứng khoán An Bình. Sau đó từ 2015 ông Nam được bầu lên làm Giám đốc tại công ty này.

Từ 7/2018 đến 8/2019, ông Nam làm Giám đốc chi nhánh Thái Văn Lung của CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC). 

Từ tháng 8/2019 đến 11/2019, ông Nam bắt đầu làm việc tại Chứng khoán Trí Việt. Và từ tháng 11/2019 đến nay ông giữ chức Tổng Giám đốc Trí Việt.

Ngoài ra, ông Nam cũng vừa được bầu bổ sung vào HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC) nhiệm kỳ 2021-2025 hồi tháng 11/2021.

Vu Tong giam doc Chung khoan Tri Viet bi bat: TVB va TVC lam an ra sao?
 

Cổ phiếu và lợi nhuận TVB đều nhảy vọt bất thường năm 2021

Về tình hình kinh doanh, 2021 mới là năm Chứng khoán Trí Việt ghi nhận sự đột biến trong kinh doanh khi doanh thu tăng gần ba lần so với cùng kỳ, đạt hơn 430 tỷ đồng. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán mang về hơn 130 tỷ đồng trong số này, còn lại đến từ tự doanh và cho vay ký quỹ. Lợi nhuận sau thuế tăng vọt gấp 4 lần lên 299 tỷ đồng. 

TVB hiện có tài sản 1.800 tỷ đồng, trong đó hơn 1.110 tỷ đồng đang cho khách hàng vay.

Còn về cổ phiếu, một thời gian dài kể từ khi niêm yết đến tháng 3/2021, TVB luôn nằm sát mệnh giá, dao động quanh vùng từ 2.000 - 13.000 đồng/cp. 

Song bắt đầu từ tháng 7/2021, TVB đã có sự nhảy vọt đi lên nhanh chóng, và đạt đỉnh khoảng 30.000 đồng/cp trong tháng 11/2021, thanh khoản cũng được nâng cao khi bình quân hơn 1 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. Điều đáng nói, đây cũng chính là thời điểm TVB phát hành khủng gần 356 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 2:1.

Nhưng 3 phiên gần đây TVB đã liên tục lau sàn, xuống còn 13.100 đồng/cp chốt phiên ngày 21/4 như "đón trước" tin xấu lãnh đạo bị khởi tố. 

Vu Tong giam doc Chung khoan Tri Viet bi bat: TVB va TVC lam an ra sao?-Hinh-2
 Biến động cổ phiếu TVB thời gian qua (Nguồn: SSI)

Xui cho các cổ đông là TVB vừa chốt danh sách cổ đông (14/4) mua hơn 120 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 với mức giá tới 15.000 đồng/cp, cao hơn cả thị giá hiện tại. Thời gian để đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu này từ 20/4 đến ngày 2/6. Nếu phát hành thành công, TVB sẽ tăng vốn gấp đôi lên hơn 2.240 tỷ đồng. 

Trước khi có khủng hoảng lãnh đạo bị khởi tố, ngày 28/1/2022, Chứng khoán Trí Việt đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) xử phạt 250 triệu đồng phạt do cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng nhưng không báo cáo và không được SSC chấp thuận.

Trí Việt còn bị phạt thêm 60 triệu đồng do bố trí nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề thực hiện nghiệp vụ chứng khoán. Ngoài ra, TVB còn bị nhận hình phạt bổ sung là đình chỉ dịch vụ ứng trước tiền bán trong hai tháng.

Công ty mẹ TVC cũng "lãi lớn, cổ phiếu tăng sốc và phát hành khủng"

Hiện TVB có vốn điều lệ 1.120 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC) với 50,51%.

Nói đến công ty mẹ TVC cũng không thể không nhắc đến việc cổ phiếu này đã tăng phi mã và lao dốc thảm hại trong giai đoạn từ tháng 2-6/2021, từ mức giá quanh 12.000 đồng vọt lên hơn 24.000 đồng/cp để rồi rơi tự do xuống còn 7.000 đồng/cp khiến cổ đông như đi tàu lượn. Và bởi là "mẹ - con" nên biến động cổ phiếu TVC giai đoạn sau này cũng tương tự như TVB khi đóng cửa phiên 20/4 tại mức 12.700 đồng/cp.

Vu Tong giam doc Chung khoan Tri Viet bi bat: TVB va TVC lam an ra sao?-Hinh-3
 Biến động cổ phiếu TVC thời gian qua (Nguồn: SSI)

Đồng thời, cuối năm 2021 TVC cũng lên kế hoạch phát hành gần 119 triệu cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ 1:1 với mức giá 15.000 đồng/cp. Dự kiến số tiền thu được từ đợt phát hành khoảng 2.372 tỷ đồng sẽ được TVC dùng để đầu tư kinh doanh chứng khoán (534 tỷ), góp vốn công ty con (712 tỷ), thanh toán công nợ (534 tỷ). 

Trong khi đó, tình hình kinh doanh năm 2022 cũng tăng vọt gấp hơn 5 lần lên 427 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ghi nhận mức lãi lớn nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp này. 

Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất, quý 1/2022, TVC ghi nhận doanh thu suy giảm 27% về còn 77 tỷ đồng. Thậm chí lợi nhuận sau thuế còn lao dốc 76% về vỏn vẹn 30 tỷ đồng. Theo TVC, sỡ dĩ quý này suy giảm mạnh do doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác lao dốc 84% so cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này do thị trường chứng khoán đầu năm không thuận lợi và hoạt động đầu tư chứng khoán niêm yết không đạt được kết quả tốt như cùng kỳ 2021. 

Hiện TVC đang cho TVB vay hơn 1.000 tỷ đồng cho hoạt động margin.