Những thứ sống sót kỳ diệu sau các thảm họa diệt vong

Những thứ sống sót kỳ diệu sau các thảm họa diệt vong

(Kiến Thức) - Cổng Brandenburg, "cây thông kỳ diệu"... là những minh chứng sinh động nhất về sự sống sót lạ kỳ sau khi trải qua những thảm họa diệt vong. 

Xem toàn bộ ảnh
Cổng Brandenburg ở Berlin là công trình duy nhất mà quân đồng minh tấn công tiêu diệt phát xít Đức năm 1945 còn gần như nguyên vẹn.
Cổng Brandenburg ở Berlin là công trình duy nhất mà quân đồng minh tấn công tiêu diệt phát xít Đức năm 1945 còn gần như nguyên vẹn.
Mặc dù bị hư hại một phần nhưng sau khi nước Đức thống nhất, công trình này đã được tu sửa năm 2000 và trở thành một trong những điểm đến hút khách nhất ở Đức và châu Âu.
Mặc dù bị hư hại một phần nhưng sau khi nước Đức thống nhất, công trình này đã được tu sửa năm 2000 và trở thành một trong những điểm đến hút khách nhất ở Đức và châu Âu.
Ngày 11/3/2011, trận động đất và sóng thần Tohoku đã tấn công Nhật Bản. Toàn bộ khu rừng ở Iwateg gồm 70.000 cây bị cuốn trôi thì chỉ có một cây thông duy nhất vẫn trụ vững trước phong ba bão táp. Sau sự kiện đó, cây thông này được gọi là "cây thông kỳ diệu" - biểu tượng của niềm hy vọng sau đợt thiên tai kinh hoàng năm 2011.
Ngày 11/3/2011, trận động đất và sóng thần Tohoku đã tấn công Nhật Bản. Toàn bộ khu rừng ở Iwateg gồm 70.000 cây bị cuốn trôi thì chỉ có một cây thông duy nhất vẫn trụ vững trước phong ba bão táp. Sau sự kiện đó, cây thông này được gọi là "cây thông kỳ diệu" - biểu tượng của niềm hy vọng sau đợt thiên tai kinh hoàng năm 2011.
Cây thông hơn 170 tuổi này đã đứng vững trước 3 đợt sóng thần lớn xảy ra vào các năm 1896, 1933 và 2011. Đến tháng 9/2012, "cây thông kỳ diệu" chết và được chính quyền lên kế hoạch bảo tồn bằng cách cắt thành từng khúc và được chăm sóc cẩn thận trước khi được ghép lại với nhau như cũ.
Cây thông hơn 170 tuổi này đã đứng vững trước 3 đợt sóng thần lớn xảy ra vào các năm 1896, 1933 và 2011. Đến tháng 9/2012, "cây thông kỳ diệu" chết và được chính quyền lên kế hoạch bảo tồn bằng cách cắt thành từng khúc và được chăm sóc cẩn thận trước khi được ghép lại với nhau như cũ.
Mái vòm bom nguyên tử (Atomic Bomb Dome) là biểu tượng hòa bình của thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đây là một trong những công trình còn sót lại sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945.
Mái vòm bom nguyên tử (Atomic Bomb Dome) là biểu tượng hòa bình của thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đây là một trong những công trình còn sót lại sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945.
Khi đó, mái vòm này đã không bị sụp xuống do ảnh hưởng của vụ nổ bom nguyên tử. Hàng trăm nghìn người đã tử vong trong sự kiện hạt nhân này. Công trình này do kiến trúc sư Cộng hòa Séc thiết kế năm 1915. Đến năm 1996, mái vòm bom nguyên tử trên được UNESCO công nhận Di sản Thế giới.
Khi đó, mái vòm này đã không bị sụp xuống do ảnh hưởng của vụ nổ bom nguyên tử. Hàng trăm nghìn người đã tử vong trong sự kiện hạt nhân này. Công trình này do kiến trúc sư Cộng hòa Séc thiết kế năm 1915. Đến năm 1996, mái vòm bom nguyên tử trên được UNESCO công nhận Di sản Thế giới.
Ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Horyu-Ji đứng vững sau khi trải qua 46 trận động đất. Nằm ở Ikaruga, tỉnh Nara, chùa Horyu-Ji được xây dựng vào năm 607.
Ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Horyu-Ji đứng vững sau khi trải qua 46 trận động đất. Nằm ở Ikaruga, tỉnh Nara, chùa Horyu-Ji được xây dựng vào năm 607.
Mặc dù trải qua những trận động đất kinh hoàng nhưng ngôi chùa cổ Horyu-Ji vẫn đứng sừng sững và còn nguyên giá trị.
Mặc dù trải qua những trận động đất kinh hoàng nhưng ngôi chùa cổ Horyu-Ji vẫn đứng sừng sững và còn nguyên giá trị.

GALLERY MỚI NHẤT