Những thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh trĩ

Thuốc và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ.

Những thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh trĩ
Trĩ là một bệnh lý thường gặp ở người lớn, nhất là độ tuổi từ 50 trở lên. Các triệu chứng có thể bao gồm đau hậu môn và ngứa, đi ngoài đau đớn và ra máu. Các yếu tố nguy cơ bao gồm mang thai, béo phì, ngồi nhiều, các bệnh lý tiêu hóa mãn tính và một chế độ ăn ít chất lỏng hoặc chất xơ.
Sữa chua và kefir
Một trong những thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh trĩ là sữa chua và kefir, là những cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Probiotic có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trĩ, theo kết luận của Trung tâm Y tế Maryland, Hoa Kỳ.
Để có kết quả tốt nhất, tiêu thụ sữa chua hay kefir chứa vi khuẩn sống như lactobacillus hay bifidus. Uống kefir cũng có thể giúp giảm tình trạng mất nước và kích thích nhu động ruột.
Hoa quả và rau
Nhung thuc pham nen an khi mac benh tri
Ảnh minh họa. 
Trái cây và rau quả cung cấp chất dinh dưỡng có giá trị, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp chất lỏng giúp giảm táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và rau quả làm dễ đi tiêu và hạn chế táo bón.
Trái cây và rau quả giàu chất xơ bao gồm hoa quả, táo, lê, bơ, atisô, đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau lá xanh đậm, đậu và bí mùa đông.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp nhiều chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế (một số loại ngũ cốc dưới dạng tinh bột). Hầu hết mọi người không đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ hàng ngày, nhu cầu hàng ngày khoảng 21 - 38 gam chất xơ.
Ăn 1/4 chén rau dền hoặc 1 cốc lúa mạch nghiền vụn cung cấp 6 gam chất xơ. Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ khác bao gồm bột yến mạch, gạo lứt hạt dài, gạo hoang dã và hạt ngô.
Thức ăn lỏng, mềm
Để ngăn ngừa hoặc làm giảm triệu chứng bệnh trĩ, chế độ ăn nhiều chất lỏng là cần thiết, nên uống đủ nước hoặc các chất lỏng mỗi ngày. Uống ít nhất 6-8 ly nước lọc và chất lỏng hàng ngày; chất lỏng có thể lấy từ sữa, nước trái cây hoặc nước rau ép, các loại trà thảo dược hoặc nước súp.
Tránh caffein, thức uống có cồn và đồ uống nhiều đường, do cung cấp ít nguồn nước cho cơ thể, và trong một số trường hợp có thể đóng góp vào việc tăng cân, mà tăng cân rõ ràng làm nặng thêm trĩ.
Song song với điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bạn nên đi thăm khám, bác sĩ sẽ khám xét tại chỗ và nội soi trực tràng để chẩn đoán xác định, tùy vào mức độ nặng của bệnh trĩ, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị kịp thời và thích hợp cho trường hợp cụ thể của bạn.

10 loại thực phẩm người mắc bệnh trĩ cần tránh

Sữa, bánh mì, đồ chiên rán hay trái cây chưa chín là những thực phẩm khiến bệnh trĩ tăng nặng.

10 loại thực phẩm người mắc bệnh trĩ cần tránh
Bơ sữa
Các sản phẩm sữa có thể khiến bạn táo bón và làm cho bệnh trĩ nặng hơn. Thông thường, các sản phẩm sữa không trực tiếp gây ra táo bón, nhưng nó cũng là một nguyên nhân gây khó chịu và đau khi bệnh trĩ tái phát.

6 nguyên nhân gây bệnh trĩ mà ít người biết

Dưới đây là 6 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ mà ít người biết đến.

6 nguyên nhân gây bệnh trĩ mà ít người biết
6 nguyen nhan gay benh tri ma it nguoi biet
Nâng vật nặng: Khi nâng vật nặng lên, bạn phải tập trung, dồn sức, khi đó sức nặng sẽ tác động lên xương chậu làm ảnh hưởng tới vùng hậu môn, khiến các tĩnh mạch bị phá vỡ, từ đó gây ra bệnh trĩ. 

7 sự thật nghiệt ngã về bệnh trĩ bạn chưa biết

(Kiến Thức) - Bệnh trĩ có thể bị gây ra bởi nhiều lý do như táo bón, rối loạn tiêu hóa...và có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân tùy vào mức độ bệnh.

7 sự thật nghiệt ngã về bệnh trĩ bạn chưa biết
7 su that nghiet nga ve benh tri ban chua biet
 Tất cả chúng ta ai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Thực chất, bệnh trĩ bị gây ra một nhóm các mô ở ống hậu môn bị viêm, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Tin mới