(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới đây nhất của AAA, một số tài xế đã quá tin tưởng vào các công nghệ an toàn hỗ trợ người lái, gây nên tâm lý chủ quan và xảy ra những tai nạn không mong muốn.
Thảo Nguyễn
Theo Hiệp hội ôtô Mỹ (AAA), những chiếc xe ôtô ngày nay được trang bị nhiều tính năng an toàn, hỗ trợ người lái (phanh tự động, hỗ trợ giữ làn đường,...) khiến các lái xe có xu hướng chủ quan hơn khi điều khiển xe.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, khi bán ôtô, nhân viên tư vấn thường nhấn mạnh đến các tính năng hỗ trợ người lái hơn mà không (hoặc rất ít) đề cập đến những điểm trừ của xe, điều này khá nguy hiểm đối với những người tiếp xúc với xe lần đầu.
Tâm lý chủ quan, quá tự tin vào các công nghệ hỗ trợ người lái có thể những vụ tai nạn nghiêm trọng
Đã có 90 người tham gia nghiên cứu thử nghiệm của AAA, những người này được nghe phổ biến tổng quan về một hệ thống hỗ trợ lái xe chủ động trên một chiếc ôtô.
Trước khi lái cùng một chiếc xe, một nửa số người tham gia được giới thiệu hệ thống có tên gọi là “AutonoDrive” (tạm dịch: “Tự động không cần lái”) và được tích cực giới thiệu nhấn mạnh khả năng của hệ thống cũng như sự tiện lợi đối với người lái.
Nửa còn lại được giới thiệu một hệ thống có tên gọi “DriveAssist” (tạm dịch: “Hỗ trợ lái xe”) và được nhấn mạnh nhiều hơn vào các hạn chế của hệ thống và trách nhiệm của người lái.
Kết quả cho thấy, so với nhóm “DriveAssist”, những người thuộc nhóm “AutonoDrive” có xu hướng tin rằng hệ thống sẽ lái xe giúp khi họ bận sử dụng điện thoại (65%) và ăn uống (45%), khá nguy hiểm khi những người này quá tin vào khả năng tự lái của xe.
Từ đó, các nhà nghiên cứu của AAA cho rằng cần phải giải quyết những hiểu lầm tiềm tàng của người tiêu dùng về công nghệ xe mới.
Theo một cuộc khảo sát trước đó của AAA, 40% người Mỹ được hỏi cho biết, họ mong đợi các hệ thống hỗ trợ lái xe chủ động, với những tên gọi như Autopilot và ProPILOT, có khả năng tự điều khiển xe.
AAA khuyến nghị các nhà sản xuất ôtô cung cấp thông tin không chỉ chính xác về mặt kỹ thuật, mà còn phải cân bằng trong việc tạo ra các kỳ vọng phù hợp với những gì mà người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm thực tế.
Còn đối với người tiêu dùng, AAA cho rằng cần chú trọng tới vai trò cầm lái, dành thời gian tìm hiểu các mặt hạn chế của những công nghệ này.
Các đại lý ô tô cũng phải có trách nhiệm hướng dẫn người mua xe về các công nghệ, nhưng không được quảng cáo cường điệu về những tính năng ưu việt của chiếc xe.
(Kiến Thức) - Trong điều kiện giao thông ngày càng đông đúc sự phát triển của công nghệ, tiêu chuẩn an toàn đối với ôtô mới ngày càng được nâng lên. Sau đây là những công nghệ an toàn tiêu chuẩn mà xe ôtô cần có.
Hiện nay, mỗi chiếc ôtô ra đời đều được nhà sản xuất trang bị các hệ thống an toàn tiêu chuẩn như túi khí bảo vệ người lái, hành khách, dây đai an toàn hay công nghệ chống bó cứng phanh ABS... Tuy nhiên, trong điều kiện giao thông ngày càng đông đúc, cùng sự phát triển của công nghệ, tiêu chuẩn an toàn đối với ôtô của người tiêu dùng đã được nâng lên.
Mazda CX-9 2021 ra mắt, "lột xác" nhiều từ trong ra ngoài
(Kiến Thức) - Mẫu xe SUV Mazda CX-9 2021 mới vừa ra mắt với thay đổi đáng kể về diện mạo và trang bị bên trong khoang nội thất. Giá bán cho cấu hình Sport khởi điểm từ 33.960 USD.
Mazda CX-9 thế hệ thứ hai ra mắt vào năm 2017 và trải qua rất ít thay đổi kể từ thời điểm đó. Giờ đây, Mazda CX-9 2021 đã có mặt trên thị trường với sự đổi mới về thiết kế lẫn công nghệ nhằm duy trì tính cạnh tranh trong phân khúc.
Siêu xe Porsche Taycan 2021 chạy điện được nâng cấp những gì?
(Kiến Thức) - Ở phiên bản 2021, mẫu siêu xe chạy điện Porsche Taycan đã được hãng ôtô Đức nâng cấp khá nhiều về công nghệ và cải thiện đôi chút ở hiệu suất giúp nó mạnh hơn so với thế hệ hiện tại.
Ra mắt hồi tháng 9/2019, siêu xe Porsche Taycan đánh dấu bước ngoặt của của hãng ôtô Đức khi chính thức bước vào kỷ nguyên xe điện. Ở đời 2021, mẫu xe điện này được Porsche nâng cấp đôi chút. Xe sẽ ra mắt thị trường châu Âu vào tháng 9, tại Mỹ vào quý IV và bán ra từ đầu năm sau.