Những tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam giờ ra sao?

Nỗ lực để đạt được những chiều cao đáng nể nhưng các tòa tháp cao nhất Việt Nam lại có số phận khá long đong.

Đua nhau về độ cao 
Năm 2010, Bitexco Financial Tower xô đổ mọi kỷ lục về chiều cao của các tòa nhà cao tầng trong cả nước, trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, Bitexco Financial Tower chỉ giữ được danh hiệu này trong 1 năm. 
Tới 2011, với sự xuất hiện rầm rộ, Keangnam Hanoi Landmark Tower soán ngôi Bitexco Financial Tower và đạt danh hiệu kép “tòa nhà cao nhất Việt Nam và tòa nhà cao nhất Hà Nội). Keangnam Hanoi Landmark Tower cao 72 tầng (336 m). Sau 4 năm hoạt động, Keangnam Hanoi Landmark Tower vẫn giữ được kỷ lục của mình. 
Keangnam Hàn Quốc, công ty sở hữu Keangnam Hanoi Landmark Tower đã chi khoảng 1 tỷ USD để xây dựng tòa tháp này, để phục vụ cho thị trường văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại. 
Không đứng ở vị trí số 1 nhưng Lotte Center Hà Nội cũng là tòa tháp được chú ý vì mức độ đầu tư khủng. Với 65 tầng (267 m), Lotte Center Hà Nội được đánh giá là tòa tháp cao thứ nhì Việt Nam và cao thứ nhì miền Bắc. 
Nhung toa thap cao nhat nhi Viet Nam gio ra sao?
Bitexco Financial Tower chỉ giữ được danh hiệu tòa nhà cao nhất Việt Nam trong 1 năm.  
Thấp hơn Keangnam Hanoi Landmark Tower 7 m nên chi phí xây dựng Lotte Center Hà Nội cũng tiết kiệm hơn. Lotte Hàn Quốc, công ty sở hữu Lotte Center Hà Nội “chỉ” phải chi khoảng 500 triệu USD để xây dựng và hoàn thiện tòa tháp cao thứ hai Việt Nam. 
Thực tế, Keangnam Hanoi Landmark Tower vẫn giữ được danh hiệu tòa tháp cao nhất Việt Nam. Nhưng trên giấy tờ, danh hiệu này đã nhiều lần đổi chủ. Một số dự án của các chủ đầu tư trong và ngoài nước lần lượt soán ngôi của Keangnam Hanoi Landmark Tower. 
Đầu tiên là tòa tháp Dầu khí (PVN Tower). Năm 2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khiến dư luận xôn xao khi công bố sẽ xây dựng PVN Tower. Theo đó, PVN Tower sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ nhì châu Á. Tòa nhà được sử dụng làm công trình hỗn hợp bao gồm thương mại, văn phòng và căn hộ. 
Dự kiến tòa nhà sẽ được khởi công vào đầu năm 2011 và hoàn thành sau từ 2,5 - 3 năm xây dựng. Tuy nhiên, cho tới nay, sau 4 năm hoành tráng trên giấy, PVN Tower vẫn chưa xuất hiện. Kinh phí xây dựng của tòa nhà dự kiến 1,2 tỷ USD. 
Sau đó, dự án có kế hoạch hạ độ cao xuống còn 79 tầng và cắt giảm vốn đầu tư xuống còn 600 triệu USD. PVN Tower cũng được yêu cầu đổi tên và đổi chủ đầu tư. 
Mới đây, thị trường bất động sản Việt Nam đón nhận thêm một dự án mới hứa hẹn sẽ soán ngôi Keangnam Hanoi Landmark Tower. Đó là Empire City của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế vương. Dự án có kinh phí dự kiến lên tới 1,2 tỷ USD. Sau khi khánh thành, Empire City sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam với 86 tầng. 
Số phận thị phi 
Đa số các tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam đều có số phận thị phi và khá long đong. Trong đó, đáng kể nhất là Keangnam Hanoi Landmark, tòa tháp đang đứng ở vị trí số 1 về chiều cao. 
Ngay từ khi chưa đi vào hoạt động, Keangnam Hanoi Landmark thường xuyên trở thành tâm điểm. Đầu tiên là vụ “cá cược lịch sử”. Năm 2008, các báo đồng loạt đưa tin về một vụ cá cược vô tiền khoáng hậu trị giá 100 tỷ đồng, quanh việc liệu chủ đầu tư của dự án Hanoi Landmark Tower có hoàn thành nổi tòa nhà theo đúng tiến độ đã đề ra hay không. 
Nhung toa thap cao nhat nhi Viet Nam gio ra sao?-Hinh-2
Keangnam Hanoi Landmark với hàng loạt thị phi. 
Sau đó, hàng loạt sự cố xuất hiện. Dư luận phản ánh, tòa nhà mới bắt đầu thi công tầng hầm nhưng chủ đầu tư đã bán khoảng 40% số căn hộ của 2 tòa nhà 48 tầng. Tệ hại hơn, nhiều công nhân đã thiệt mạng khi xây dựng tòa nhà. 
Năm 2011, Keangnam Hanoi Landmark cũng “gây bão” khi ban quản lý tòa nhà và cư dân đã tranh cãi về mức thu phí dịch vụ. 
Bên cạnh đó, Keangnam Hanoi Landmark còn dính nghi án chuyển giá, trốn thuế. Mới nhất, Keangnam Hanoi Landmark còn bị rao bán vì những lùm xùm quanh công ty mẹ ở Hàn Quốc. 
Không ồn ào như Keangnam Hanoi Landmark nhưng Lotte Center Hà Nội cũng khiến dư luận chú ý bởi những ồn ào không đáng có. Không lâu sau khi khai trương, Lotte Center Hà Nội khiến khách hàng thót tim vì thang máy rơi tự do. 
Lotte Center Hà Nội còn bị khách hàng dọa tẩy chay vì từ chối khách bình dân, chỉ đón khách VIP trong một sự kiện giảm giá lớn. 
Trong khi đó, PVN Tower chưa được triển khai xây dựng nhưng đã có số phận long đong. Ban quản lý tòa nhà và cư dân đã tranh cãi về mức thu phí dịch vụ. Lẽ ra PVN Tower đã được khởi công và hoàn thành vào năm 2014, trở thành một biểu tượng tự hào cho ngành dầu khí và thủ đô Hà Nội. 
Sau hơn 4 năm, từ một tòa tháp cao nhất Việt Nam rồi cắt ngọn, đổi chủ, dự án vẫn là bãi đất hoang. Biểu tượng của ngành dầu khí coi như đã sụp đổ. Mới đây, sau khi đổi chủ một lần nữa, tòa tháp này mới có tương lai sáng sủa hơn. 
Không biết Empire City có bước qua được cái dớp này hay không.

Chen mua nhà ở tòa tháp cao nhất Hà Đông

(Kiến Thức) - Hàng trăm người chen nhau tại lễ mở bán HP Landmark Tower sáng nay. Sức hút của tòa nhà cao nhất Hà Đông, Hà Nội khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Hôm nay (19/4), Siêu thị dự án Bất động sản STDA chính thức mở bán Tòa chung cư cao cấp HP Landmark Tower. Điều bất ngờ là lượng khách kéo tới đông ngoài sức tưởng tượng. Khoảng 10h, lễ mở bán mới chính thức diễn ra nhưng nhiều khách hàng tới từ rất sớm. Trong căn phòng rộng hơn 100 m2 không còn một chỗ trống, người dân đứng ngồi la liệt.
Phòng mở bán HP Landmark Tower không còn một chỗ trống. Ảnh: Minh Tùng.
 Phòng mở bán HP Landmark Tower không còn một chỗ trống.
Ảnh: Minh Tùng.

Chủ nhân tòa tháp cao nhất Việt Nam Empire City là ai?

(Kiến Thức) - Đại gia đằng sau dự án xây tháp cao nhất Việt Nam (Thủ Thiêm – TP HCM) là một trong những tên tuổi sở hữu nhiều dự án BĐS “khủng”.

Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?
Mới đây, dự án Empire City, tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD tại Khu đô thị Thủ Thiêm đã được trao giấy chứng nhận đầu tư. Empire city có tòa tháp đa năng cao 86 tầng, khi hoàn thành sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam, vượt nhà Keangnam Landmark 72 (Hà Nội) và The Landmark 81 cao 81 tầng (thuộc khu đô thị cao cấp Vinhomes Central Park). 
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-2
 Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế vương là đơn vị phụ trách dự án. Đây là công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp 50 - 50 giữa Công ty BĐS Tiến Phước, công ty TNHH BĐS Trần Thái và đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd (Anh). Đằng sau Empire City là hai “ông lớn” bất động sản Tiến Phước và Trần Thái.
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-3
Đây không lần đầu tiên Trần Thái cùng với Tiến Phước liên doanh trong một dự án bất động sản. Trước đó, hai doanh nghiệp trên đã cùng với Công ty Sản xuất Kinh doanh và Dịch vụ 990 đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao Le Méridien Saigon (Quận 1, TP HCM). 
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-4
Công ty Tiến Phước hoạt động từ năm 1992 do ông Nguyễn Thành Lập sáng lập. Hiện công ty này có vốn điều lệ khoảng 860 tỷ đồng. 
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-5
Ông Lập sinh năm 1950 tại TP HCM. Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tiến Phước, ông cũng là Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (một liên doanh giữa Tiến Phước –Keppel Land- Trần Thái). Ảnh đại gia Lập (thứ ba từ phải sang) trao chìa khóa tượng trưng cho đối tác. 
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-6
Đại gia Lập là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực BĐS, đầu tư dự án lớn và đa dạng như khu biệt thự Greenfield Village, Tòa nhà Tiến Phước, The Estella (rộng 2,54 ha), dự án chung cư cao cấp 4,8ha được hợp tác phát triển cùng Keppel Land.
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-7
Đại gia Việt thứ hai cũng là người có đóng góp số vốn lớn cho dự án Empire City chính là ông Trần Minh Chí – Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH BĐS Trần Thái. Ông Chí cũng là thành viên Hội đồng quản trị dự án. 
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-8
 Công ty Trần Thái hoạt động từ năm 2001 trong các lĩnh vực bất động sản, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch, trồng cây cao su và chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất. Năm 2012, Công ty Trần Thái đã ra mắt Công ty TNHH MTV Phú Quốc Trần Thái, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Ảnh ông Trần Minh Chí.
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-9
Dưới sự lãnh đạo của ông Trần Minh Chí (thứ tư từ phải sang) và hội đồng thành viên, công ty Trần Thái gặt hái được nhiều thành công lớn. Trong đó có thể kể đến dự án Tran Thai Marina Resort & Villas (diện tích 41,01ha), khách sạn cao cấp  Le Meridien Saigon, khu dân cư Nam Rạch Chiếc, cao ốc căn hộ Phú An. 
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-10
Không chỉ thành công trong lĩnh vực bất động sản, vị đại gia này còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực như đầu tư trồng 16.000ha cao su tại tỉnh Kampong Thom (Campuchia). Ảnh khu cao su ở Campuchia.
Chu nhan toa thap cao nhat Viet Nam Empire city la ai?-Hinh-11
Ngoài ra, công ty Thành Thái đầu tư dự án Nhà máy sản xuất vật liệu không nung và cấu kiện bê tông đúc sẵn (Gạch AAC, gạch Hollow core, bê tông bọt dày…) công suất 680.000m3/năm, tại Long Tân (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Ảnh phối cảnh dự án.

Khám phá bất ngờ về nấm trắng xấu xí đắt hơn vàng

(Kiến Thức) - Nấm trắng cực hiếm này là một trong những loại thực phẩm đắt nhất thế giới, chúng từng được mua với giá gần 7 tỷ đồng.

Kham pha bat ngo ve nam trang xau xi dat hon vang
Được đánh giá là một trong những nguyên liệu thực phẩm đắt nhất thế giới, loại nấm trắng truffle thường được giới nhà giàu ưa chuộng và sẵn sàng chi cả "núi tiền" để mua hoặc thưởng thức món ăn chế biến từ món nấm này.
Kham pha bat ngo ve nam trang xau xi dat hon vang-Hinh-2
 Mặc dù có "ngoại hình xấu xí" hơn các loại nấm thường thấy rất nhiều, nhưng nấm trắng truffle lại có hương vị, độ ngon gấp nấm thường nhiều lần.