Những trò lừa kinh thiên động địa trong lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Không chỉ người dân bình thường mà cả các nhà khoa học cũng mắc lừa bởi những trò lừa nổi tiếng, ngoạn mục nhất lịch sử. 

Những trò lừa kinh thiên động địa trong lịch sử nhân loại
Mang thai mà không cần quan hệ tình dục
Nhung tro lua kinh thien dong dia trong lich su nhan loai
Một cuốn sách nhỏ dài 8 trang được xuất bản tại Paris, Pháp tháng 2/1637 đã miêu tả một trường hợp mang thai kỳ lạ mà không cần quan hệ tình dục. Theo đó, Magdeleine d'Auvermont ở Grenoble tiết lộ đã sinh một người con trai có tên Emmanuel mà không cần phải quan hệ tình dục với bạn đời.
Bà d'Auvermont kể rằng đã nằm mơ có quan hệ tình dục với chồng và sáng hôm sau khi thức dậy cảm nhận thấy những dấu hiệu của việc mang thai. 9 tháng sau đó, bà đã sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh. Tuy nhiên, sau đó câu chuyện mang thai kỳ lạ của bà được tuyên bố là một trò lừa bịp. Không ít người đã tin vào trò lừa nổi tiếng đó.
Những nàng tiên nữ làng Cottingley
Nhung tro lua kinh thien dong dia trong lich su nhan loai-Hinh-2
Một trò lừa kinh điển, khiến nhiều người mắc bẫy đó là trường hợp 2 bé gái khẳng định đã nhìn thấy những nàng tiên trong vườn và thậm chí còn chụp ảnh với họ năm 1917. Bức ảnh kỳ lạ đó lan truyền với tốc độ chóng mặt và trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của dư luận thời đó. Thậm chí, bức ảnh chụp những nàng tiên nữ làng Cottingley đó còn đánh lừa được cha đẻ của Sherlock Holmes là tiểu thuyết gia Conan Doyle. Vị tác giả nổi tiếng này cũng tin rằng những bức ảnh đó là thật.
Mãi đến năm 1983, tác giả của bức ảnh tiên nữ gây chấn động thế giới một thời mới thú nhận là họ đã cắt hình tiên nữ giấy và đặt chúng trước khung hình để dàn dựng cảnh.
Trò lừa nổi tiếng nàng tiên cá Fiji
Nhung tro lua kinh thien dong dia trong lich su nhan loai-Hinh-3
Tiên cá Fiji với hình dáng nửa khỉ nửa cá xấu đã trở thành đối tượng thu hút nhiều sự chú ý vào thế kỷ 19 và trở thành cú lừa ngoạn mục trong lịch sử. Theo đó, tiên cá Fiji đầu tiên được trưng bày bởi nhà tổ chức chương trình kiêm doanh nhân người Mỹ có tên Phineas Taylor Barnum ở Bảo tàng Mỹ Barnum tại New York, Mỹ.
Một người Anh lấy tên Dr. J. Griffin (tên thật là Levi Lyman), được cho là thành viên trường Trung học Lịch sử Tự nhiên Anh tại New York tiết lộ đã bắt được tiên cá kỳ lạ trên tại khu vực gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trên thực tế, nàng tiên cá xấu xí đó chỉ là một sản phẩm nghệ thuật truyền thống của ngư dân Nhật Bản.
Người khổng lồ Cardiff
Nhung tro lua kinh thien dong dia trong lich su nhan loai-Hinh-4
Đây là một trong những trò lừa nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ. Theo đó, vào ngày 16/10/1869, một nông dân và một thợ làm xì gà đã khai quật được một bức tượng đá hình người cao 3m và nặng 1.360 kg gần thị trấn Cardiff, New York. Khi đó, không ít người cho rằng người khổng lồ từng sống trên Trái đất.
Trên thực tế, bức tượng khổng lồ này hoàn toàn là một trò lừa bịp. Theo các chuyên gia, tác phẩm này được làm từ thạch cao và còn khá mới. Mặc dù sau đó mọi người biết rõ câu chuyện trên nhưng những người hiếu kỳ vẫn bỏ ra 50 cent để chiêm ngưỡng “Người khổng lồ Cardiff”.
Video lật tẩy trò lừa đảo của game bắn cá (nguồn: VTC1):

Nàng tiên cá, những bí ẩn kéo dài hàng trăm năm qua

Các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng đi tìm lời giải việc Nàng tiên cá có thực sự tồn tại như những câu chuyện được lưu truyền trên thế giới hay không.

Nàng tiên cá, những bí ẩn kéo dài hàng trăm năm qua
Với những ai yêu thích truyện cổ tích Andersen chắc hẳn sẽ biết tới câu chuyện cảm động về Nàng tiên cá xinh đẹp. Nhưng có nhiều người cho rằng Nàng tiên cá chỉ là một nhân vật do trí tưởng tượng phong phú của con người thêu dệt lên.
Truyền thuyết đầu tiên về Nàng tiên cá xuất hiện từ khoảng 1 nghìn năm trước Công nguyên.
Truyền thuyết đầu tiên về Nàng tiên cá xuất hiện từ khoảng 1 nghìn năm trước Công nguyên. 
Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều lần lịch sử ghi nhận những bằng chứng về sự tồn tại của nàng tiên cá. Vậy đâu mới là sự thật?
Những lần xuất hiện của Nàng tiên cá trong lịch sử
Truyền thuyết đầu tiên về Nàng tiên cá xuất hiện từ khoảng 1 nghìn năm trước Công nguyên.
Câu chuyện kể về nữ thần Syria nhảy xuống hồ để biến thành một con cá, nhưng nàng không biến hoàn toàn thành cá mà nửa thân trên vẫn là hình dạng của con người.
Kể từ đó, nhiều câu chuyện về Nàng tiên cá bắt đầu xuất hiện trong câu chuyện của nhiều người dân trên thế giới.
Trong lịch sử, ngay cả các nhà thám hiểm nổi tiếng cũng cho biết họ đã từng nhìn thấy Nàng tiên cá.
Trong số đó phải kể tới Christopher Columbus, ông nói rằng mình đã nhìn thấy Nàng tiên cá ở gần Haiti vào năm 1493 và mô tả “nàng không xinh đẹp như truyền thuyết, mặc dù khuôn mặt có nét giống với con người”.
Ông cũng lưu ý rằng trước đó đã vài lần nhìn thấy những sinh vật tương tự trên bờ biển Tây Phi.
Theo cuốn sách “Speculum Mundi” do đích thân Bộ trưởng Anh John Swan xuất bản năm 1635, mỹ nhân ngư tỏ ra hòa nhập với cuộc sống của “người trần” khá nhanh.
Họ thích mặc quần áo đẹp, thích tung tăng dạo chơi và nghe các quý bà tâm sự nhưng tuyệt nhiên không bao giờ hé môi nói chuyện nửa lời.
Câu chuyện ngày càng ly kỳ và có nhiều tình tiết hấp dẫn hơn khi ngay cả báo chí cũng vào cuộc.
Năm 1738, tờ nhật báo London của Anh đã đăng tải một bức ảnh gây sốc chứng minh rằng người cá thực sự tồn tại. Đó là tấm ảnh một mỹ nhân ngư có thân hình nhỏ bé, được tìm thấy tại bờ biển Hebrides nhưng nàng bị ném đá tới chết do tưởng nhầm là quái thai.
Sau đó, nàng đã được mai táng cẩn thận. Người dân trong làng cũng ra sức bảo vệ sự tích người cá này, bất cứ ai tỏ ý ngờ vực, họ sẵn sàng thề độc để minh chứng rằng đó là câu chuyện hoàn toàn có thật.
Nếu nói về người cá nổi tiếng nhất có lẽ phải kể tới mỹ nhân ngư FeeJee, một sinh vật quằn quại với khuôn mặt gớm ghiếc và hình dáng kỳ lạ với chiều dài chỉ vỏn vẹn 525 mm, chiều cao 210 mm và bề ngang 212 mm.
Được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1842 tại New York, FeeJee như một phép nhiệm màu trước con mắt tò mò của những người được chứng kiến.
Nhiều người cho rằng Nàng tiên cá chỉ là một nhân vật do trí tưởng tượng phong phú của con người thêu dệt.
Nhiều người cho rằng Nàng tiên cá chỉ là một nhân vật do trí tưởng tượng phong phú của con người thêu dệt. 
Một quý ông tự xưng là “Tiến sĩ Griffith” bảo đảm đây là “người cá có thật 100% do một ngư dân người Nhật bắt được”.
Từ đó, xác ướp FeeJee được dựng thành mô hình và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong một thời gian dài, nó được trưng bày tại bảo tàng Barnum như minh chứng vững vàng nhất khẳng định Nàng tiên cá là có thật.
Cho tới nay, bản sao mô hình người cá FeeJee xuất hiện ở khá nhiều nơi, nhưng bản gốc đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại bản tàng Barnum vào đầu những năm 1860.
Hiện Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard vẫn còn lưu giữ một phiên bản của FeeJee.
FeeJee là một hiện tượng khiến các nhà khoa học thời đó đau đầu vì không thể lý giải nổi được sự tồn tại của sinh vật kỳ quái này.
Xác ướp FeeJee.
 Xác ướp FeeJee.

Những trò đùa “kinh thiên động địa” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Một số trò đùa "kinh thiên động địa" được dàn dựng một cách thông minh khiến nhiều người tưởng là có thật.

Những trò đùa “kinh thiên động địa” nhất thế giới
Nhung tro dua “kinh thien dong dia” nhat the gioi
 Năm 1974, một người dân ở Alaska đã thực hiện một trong những trò đùa "kinh thiên động địa" nhất thế giới. Cụ thể, Porky Bickar đã chất hàng trăm chiếc xăm lốp xe cũ lên núi rồi đốt chúng khiến người dân tưởng núi lửa Edgecumbe sắp thức giấc.

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra…

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam
10 chien dich kho tin trong lich su Viet Nam
 Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra. 1Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.

Tin mới