Những “vụ án” gian thương một thời đình đám Sài Gòn

Trước 1975, ở Sài Gòn có nhiều câu chuyện đình đám liên quan đến những “đại gia” giàu có vì lắm mưu mẹo, bất chấp tất cả sử dụng thủ đoạn để kiếm tiền.

1. Đầu những năm 1970, Sài Gòn rầm rộ dấy lên phong trào nuôi chim cút, lấy trứng và bán thịt cho các nhà hàng, tiệm ăn. Dư luận cho rằng một tỷ phú là người đã tạo ra cơn sốt chim cút làm cho rất nhiều người phải tán gia bại sản, để bản thân mình thu một số tiền kếch xù trong một thời gian ngắn.
Chim cút được nuôi ít nhất là từng cặp, trống, mái. Hai tháng sau khi nở, cút mái đẻ từ 10 - 12 trứng mỗi đợt. Sau khi không còn đẻ nữa thì được bán làm thịt.
Với mưu mẹo và hệ thống phân phối đặc thù, một số “đại gia” Sài Gòn xưa đã phất lên nhờ chiêu trò “không đẹp” (Hình minh họa)
Với mưu mẹo và hệ thống phân phối đặc thù, một số “đại gia” Sài Gòn xưa đã phất lên nhờ chiêu trò “không đẹp” (Hình minh họa) 
Cơn sốt chim cút là giá bán tăng lên một cách kinh khủng từng ngày, từng giờ một, cùng với tin đồn dồn dập “cút đẻ ra vàng”. Có những người đăng quảng cáo cần mua một cặp cút giá 5.000đ, rồi giá bán giá mua được phổ biến tăng lên đến đỉnh điểm là 15.000đ một cặp. Nhiều tay “chơi bạo” muốn làm giàu nhanh chóng, bán xe, vay nợ, mang hết tài sản ra mua chim cút mong hốt bạc, nhưng bỗng dưng không còn ai mua cút nữa, thế là tán gia bại sản, cút đem rô ti nhậu chơi.
Sau này người ta mới hay thủ đoạn của gian thương: Trước hết, nắm được số lượng chim cút của phong trào mới bắt đầu, tỷ phú tung tiền ra cho đám thuộc hạ là hệ thống chân rết thu gom một số lượng lớn với giá rẻ để tích trữ, chờ khi giá lên cao tung ra bán để hốt bạc.
Đồng thời tung tin đồn “cút đẻ ra vàng” ra khắp nơi. Một số người liên tục quảng cáo muốn mua và muốn bán thật ra cũng chỉ là người trong đám chân rết của đại gia mà thôi. Nhiều người thật sự đã thu lời do bán một vài ba cặp cút, nhưng sau đó lại bỏ thêm tiền mua vào để kiếm lời nhiều hơn nữa.
Tóm lại, cơn sốt chim cút chỉ là việc đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo để nâng giá, và cuối tung tung số lượng tích trữ ra bán giá cao để thu lợi. Gian thương hốt bạc, những người muốn làm giàu nhanh chóng mà không có kinh nghiệm thương trường lãnh đủ. Trắng tay.
2. Vụ cơn sốt chim cút sử dụng thủ đoạn tăng giá, vụ tàu giấy Viễn Đông thì gian thương lại dùng thủ đoạn hạ giá.
Ngày 12/5/1974, văn phòng công ty của một “đại gia” nhận được điện tín của một nhân viên thuộc hạ ở ngoại quốc báo tin, lúc 6h sáng cùng ngày tàu Viễn Đông đã rời một cảng châu Âu chở về Sài Gòn cho một công ty A 6000 tấn giấy, trong đó có 4000 tấn giấy vở học sinh. Đồng thời bức điện cũng cho biết giá giấy trên thị trường quốc tế.
Đọc xong bản tin, “đại gia” trên tính nhẩm ngay ra số tiền lời có thể thu được, mặc dù tàu giấy đó không phải của anh ta, mà cũng không phải giấy là ngành nghề kinh doanh của mình.
Lập tức, anh ta hạ lệnh cho các cửa hàng trong hệ thống chân rết của anh ta hạ giá giấy 10%, riêng khu vực Sài Gòn hạ 20%, rồi 30%, đồng thời quảng cáo rầm rộ là hai tàu chở giấy sẽ cập bến Sài Gòn với giấy tốt, giá rẻ.
Tin tức quá ồn ào. Giá giấy hạ xuống đột ngột khiến các nhà in, các nhà kinh doanh giấy đều e ngại, không dám tích trữ giấy, cũng không dám mua vào vì sợ tiêu thụ không được. Đích thân ông chủ công ty A đi chào hàng, nhưng đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu mà thôi.
“Độc” hơn nữa, khi tàu gần cập bến, “đại gia” lại cho người mang giấy trắng ra phát không cho những người người bán quà bánh, bán rong trong khu vực cảng, mỗi người vài tập giấy trắng tinh.
Tàu cập bến, ông chủ công ty A ra đón, thấy giấy trắng gói hàng trắng xoá nằm vung vãi trên mặt đất, bèn hỏi và được trả lời : “Giấy rẻ như cho không, không gói quà thì để làm gì?”.
Tàu nằm suốt mấy ngày mà chưa có người mua đến chở hàng. Bãi trường mùa hè lại đến, học sinh nghỉ hè nên chưa vội mua sắm tập vở. Các cơ sở bán lẻ giấy cũng chờ đợi giá cả nên không thu vào.
Đúng lúc đó, người của công ty “đại gia” đặt vấn đề mua trọn số giấy trên tàu với giá hạ 50%. Bị lỗ nặng, nhưng không bán không xong, lại phải chịu lỗ thêm về cước phí vận chuyển. Vậy là 6000 tấn giấy vào kho của “đại gia”. Sau đó người ta mới khám phá ra rằng chuyện “hai tàu chở giấy về Sài Gòn giá rẻ giấy tốt” chỉ là “tin vịt”, khiến cho giấy lại lên giá và “đại gia” gom hàng hốt bạc.
Trước đó, giới thương gia ít có người biết dùng thủ đoạn phao tin đồn thất thiệt trong việc cạnh tranh trên thương trường.
3. Giai thoại thứ ba, liên quan đến một số nhân vật cụ thể, trong đó nhân vật chính là Lý Long Thân, một người biết “bắt tay” với quan chức để kiếm tiền. Khi Bảy Viễn được người Pháp giao cho nhiệm vụ mở đường và giữ an ninh con đường Sài Gòn – Vũng Tàu những năm 1950, tỷ phú Lý Long Thân bỏ ra 500 lượng vàng thành lập hãng xe đò Nghĩa Hiệp, độc quyền vận tải Sài Gòn – Vũng Tàu.
Bảy Viễn không bỏ tiền nhưng đứng tên phần hùn và chia tiền lời 50%. Sau đó, Lý vay vốn của ngân hàng để mở một hệ thống nhà hàng khách sạn ở Vũng Tàu. Bảy Viễn cũng đứng tên chia tiền lời.
Lý Long Thân sau đó khởi xướng việc mua bán á phiện, đó là một tổ chức gồm những người đứng tên trong bóng tối như Lý Long Thân, Bảy Viễn, trung tá tình báo Pháp Antonio Savani, chủ khách sạn Continental Palace là Mathew Franchini. Những người lộ diện thực hiện là Trần Phước, Franchini cùng một số đàn em.
Trần Phước là tay kinh tài của Bảy Viễn. Khi Bảy Viễn lên Thiếu tướng và có quyền hành lớn của ngành công an, cảnh sát và quân đội Bình Xuyên, Bảy Viễn đem Trần Phước về nắm nguồn tiền của mình. Lý Long Thân đến với Bảy Viễn qua tay Trần Phước.
Năm 1951, tình báo Pháp thành lập một đội quân bí mật mang tên “Lực lượng biệt kích không vận phối hợp” thuộc cơ quan Tình báo Đối ngoại và Phản gián, có nhiệm vụ không vận tiếp tế và huấn luyện một số đơn vị biệt kích tại một số vùng cao.
Khi trở về, những phi cơ vận tải chở theo á phiện. Đến phi trường Tân Sơn Nhất, á phiện được các xe vũ trang của cảnh sát hộ tống về nhà kho của Bảy Viễn ở đường Lacaze (sau này là đường Nguyễn Biểu, Quận 5). Từ đó, Lý Long Thân chỉ đạo phân phối thuốc phiện đến gần 2.500 tiệm hút và nhà hàng ở Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh lân cận.
Số lớn á phiện còn lại thì Franchini chuyển về hải cảng Marseille (Pháp) để cho một nhóm mafia chế biến thành heroine cung cấp cho thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Về việc phân phối đến các tiệm hút thì Lý Long Thân điều khiển trong bóng tối và người thi hành là một đàn em khác, cho nên Lý Long Thân không để lại dấu vết nào cả.
Dư luận cho rằng Bảo Đại biết được vụ làm ăn nầy nhưng lờ đi cho nên những yêu cầu về tiền bạc của Bảo Đại được đáp ứng không một chút mặc cả nào. Dư luận còn đồn rằng, một lần cao hứng, Bảo Đại đòi nửa triệu đô la trong vòng 72 tiếng để cung cấp cho cô bồ nhí tên Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong).
Không có sẵn tiền đô la, Lý Long Thân và Bảy Viễn tung đàn em đi lùng vét mua đô la với giá cao, khiến cho Sài Gòn hết sạch tiền Mỹ. Lúc đó, Bảy Viễn nắm nguồn tiền từ hai sòng bài Kim Chung và Đại Thế Giới, khu mãi dâm Xóm Bình Khang, hãng xe đò và hệ thống nhà hàng khách sạn Vũng Tàu, mua bán á phiện… nên có đủ khả năng đáp ứng một số tiền lớn như thế.
Tốc độ làm giàu của Lý Long Thân trong giai đoạn này nhanh đến chóng mặt, nhưng đã khôn khéo không để lại dấu vết của những cuộc làm ăn phi pháp. Tiền bạc quá nhiều, nên Lý Long Thân cũng có mưu kế chuyển tài sản ra ngoại quốc thông qua một số công ty xuất nhập cảng trong Chợ Lớn, lợi dụng ngay cả một số viên chức ngoại giao của các nước công tác tại Sài Gòn.

Hoảng hồn với công nghệ hóa tươi hoa quả thối

Túi nilon, bao tải chứa hoa quả được phủ bằng giẻ rách, chiếu rách, xung quanh ruồi nhặng vo ve. Đó là góc chợ “hồi sinh” cho hoa quả loại 3, 4.

Trái cây siêu rẻ với hai khâu gọt - khoét

Ông Nén có thể sẽ kiện yêu cầu bồi thường 18 tỷ

Sau 3 lần thương lượng nhưng 2 bên không chốt được phương án bồi thường, ông Huỳnh Văn Nén cho biết có thể sẽ khởi kiện để đòi quyền lợi.

Chiều 31/8, TAND tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi thương lượng lần thứ 3 với ông Huỳnh Văn Nén về số tiền bồi thường oan sai. Tại đây, ông Nén vẫn giữ nguyên yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho hơn 17 năm ngồi tù oan vì 2 bản án.

Tin mới