Những vụ tai nạn máy bay thảm khốc làm thay đổi ngành hàng không

Những vụ tai nạn máy bay thảm khốc làm thay đổi ngành hàng không

Những vụ tai nạn máy bay này đã dẫn đến các cải tiến công nghệ và quy định an toàn quan trọng, góp phần làm cho ngành hàng không trở nên an toàn hơn hiện nay.

Xem toàn bộ ảnh
1. Ngày 30/6/1956: Va chạm trên không giữa Douglas DC-7 và Lockheed L-1049 Super Constellation tại Grand Canyon, Mỹ, khiến 128 người thiệt mạng. Vụ  tai nạn máy bay nổi tiếng này đã thúc đẩy nâng cấp hệ thống kiểm soát không lưu và thành lập Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) vào năm 1958.
1. Ngày 30/6/1956: Va chạm trên không giữa Douglas DC-7 và Lockheed L-1049 Super Constellation tại Grand Canyon, Mỹ, khiến 128 người thiệt mạng. Vụ tai nạn máy bay nổi tiếng này đã thúc đẩy nâng cấp hệ thống kiểm soát không lưu và thành lập Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) vào năm 1958.
2. Ngày 31/8/1986: Va chạm giữa một máy bay tư nhân và Aeromexico DC-9 khiến 86 người thiệt mạng. FAA yêu cầu máy bay nhỏ sử dụng bộ tiếp sóng và các máy bay chở khách phải có hệ thống tránh va chạm TCAS II.
2. Ngày 31/8/1986: Va chạm giữa một máy bay tư nhân và Aeromexico DC-9 khiến 86 người thiệt mạng. FAA yêu cầu máy bay nhỏ sử dụng bộ tiếp sóng và các máy bay chở khách phải có hệ thống tránh va chạm TCAS II.
3. Ngày 28/12/1978: Chuyến bay United Flight 173 hết nhiên liệu và rơi ở Portland do phi hành đoàn không chú ý đến lượng nhiên liệu còn lại khi cố gắng khắc phục sự cố thiết bị hạ cánh. Vụ việc thúc đẩy đào tạo Quản lý Nhân lực Buồng lái (CRM), nhấn mạnh tinh thần đồng đội và trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn.
3. Ngày 28/12/1978: Chuyến bay United Flight 173 hết nhiên liệu và rơi ở Portland do phi hành đoàn không chú ý đến lượng nhiên liệu còn lại khi cố gắng khắc phục sự cố thiết bị hạ cánh. Vụ việc thúc đẩy đào tạo Quản lý Nhân lực Buồng lái (CRM), nhấn mạnh tinh thần đồng đội và trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn.
4. Ngày 2/6/1983: Chiếc DC-9 của Air Canada 797 gặp khói và cháy trong cabin, khiến 23 người thiệt mạng. FAA sau đó yêu cầu lắp đặt máy phát hiện khói và bình chữa cháy tự động trong nhà vệ sinh, thêm lớp chống cháy trên đệm ghế và hệ thống chiếu sáng sàn trong vòng 5 năm.
4. Ngày 2/6/1983: Chiếc DC-9 của Air Canada 797 gặp khói và cháy trong cabin, khiến 23 người thiệt mạng. FAA sau đó yêu cầu lắp đặt máy phát hiện khói và bình chữa cháy tự động trong nhà vệ sinh, thêm lớp chống cháy trên đệm ghế và hệ thống chiếu sáng sàn trong vòng 5 năm.
5. Ngày 11/5/1996: Vụ cháy trên ValuJet 592 do máy tạo oxy, khiến 110 người thiệt mạng. FAA yêu cầu lắp đặt thiết bị phát hiện khói và bình chữa cháy tự động trong khoang hàng và củng cố quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
5. Ngày 11/5/1996: Vụ cháy trên ValuJet 592 do máy tạo oxy, khiến 110 người thiệt mạng. FAA yêu cầu lắp đặt thiết bị phát hiện khói và bình chữa cháy tự động trong khoang hàng và củng cố quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
6. Ngày 17/7/1996: Chuyến bay TWA 800 nổ tung giữa không trung do chập điện trong máy cảm biến đo nhiên liệu, khiến 230 người thiệt mạng. FAA yêu cầu thay đổi để giảm tia lửa từ hệ thống dây điện và Boeing phát triển hệ thống trơ, bơm khí nitơ vào thùng nhiên liệu.
6. Ngày 17/7/1996: Chuyến bay TWA 800 nổ tung giữa không trung do chập điện trong máy cảm biến đo nhiên liệu, khiến 230 người thiệt mạng. FAA yêu cầu thay đổi để giảm tia lửa từ hệ thống dây điện và Boeing phát triển hệ thống trơ, bơm khí nitơ vào thùng nhiên liệu.
7. Ngày 1/6/2009: Chuyến bay Air France 447 rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 228 người thiệt mạng do phi công không khắc phục được sau khi hệ thống theo dõi tốc độ trục trặc. Vụ việc thúc đẩy đào tạo lại các phi công lái máy bay theo cách thủ công.
7. Ngày 1/6/2009: Chuyến bay Air France 447 rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 228 người thiệt mạng do phi công không khắc phục được sau khi hệ thống theo dõi tốc độ trục trặc. Vụ việc thúc đẩy đào tạo lại các phi công lái máy bay theo cách thủ công.
Mời quý độc giả xem thêm video: Hành khách nhảy khỏi cửa thoát hiểm máy bay trước giờ khởi hành.

GALLERY MỚI NHẤT