Nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền tăng lên 3.733 tỉ đồng

(Kiến Thức) - Theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH), nợ ngắn hạn ở thời điểm cuối năm là 2.775 tỉ đồng, tăng thêm 958 tỉ, tương ứng với mức tăng 53% so với đầu năm...

Nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền tăng lên 3.733 tỉ đồng
Trong đó, nợ phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn và vay ngắn hạn đều tăng.
Cũng theo Báo cáo này, Hàng tồn kho của Nhà Khang Điền ở thời điểm kết thúc năm 2018 là 5.817 tỉ đồng, tăng 959 tỉ đồng, tương ứng mức tăng 20% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên về giá trị của BĐS dở dang ở một số dự án như Khang Phúc – Khu Dân cư Tân Tạo; Thành Phúc – Jamila; Khang Phúc – Khu dân cư Bình Hưng 11A; Saphire Phú Hữu; Bình Trưng – Bình Trưng Đông… Công ty dự kiến hoàn tất bán hàng, xây dựng và bàn giao hai dự án đang kinh doanh là Jamila (bàn giao nốt vào tháng 4/2019) và Safira (dự kiến bán hết vào quý II/2019).
No ngan han cua Cong ty Nha Khang Dien tang len 3.733 ti dong
 Nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền tăng lên 3.733 tỉ đồng. Ảnh internet.
Trong khi đó, tài sản dở dang dài hạn được ghi nhận toàn bộ là chi phí xây dựng cơ bản dở dang ở thời điểm cuối năm tăng 154 tỉ đồng so với đầu năm, cụ thể tăng từ 312 tỉ đồng lên 466 tỉ đồng, tăng đến hơn 49%. Phần lớn giá trị này nằm ở Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với 427 tỉ đồng, giá trị vào cuối năm đã tăng 57% so với đầu năm.
Theo Vietnambiz, kết thúc năm 2018, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 2.917 tỉ đồng, giảm gần 5% so với năm 2017. Phần doanh thu cốt yếu vẫn là bất động sản, chiếm đến 98% tổng doanh thu, một phần khác đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ và việc cho thuê đất.
Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 810 tỉ đồng, tăng gần gấp rưỡi so với năm trước.
Một số điểm đáng chú ý tại Bảng cân đối kế toán, mục phải thu ngắn hạn của khách hàng (nằm trong khoản phải thu ngắn hạn) tăng mạnh nhất lên 828 tỷ đồng, tăng 435 tỷ so với đầu năm. Đây là khoản phải thu của 2 khách là bà Lê Thị Hoàng Yến (171 tỉ đồng) và ông Trần Hữu Lợi (106 tỉ đồng).
Khoản mục phải thu dài hạn của khách hàng cũng là phần phải thu khách hàng từ chuyển nhượng BĐS với giá trị gần 65 tỉ đồng.
Đáng chú ý trong cơ cấu nợ phải trả, nợ ngắn hạn tăng, nợ dài hạn giảm. Nợ ngắn hạn của Khang Điền thời điểm cuối năm là 2.775 tỉ đồng, tăng thêm 958 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng 53% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn và vay ngắn hạn đều tăng.
Nợ phải trả người bán ngắn hạn là số tiền phải trả cho CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Còn trong khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn, ngoài khoản thu trước tiền bán nhà và căn hộ, thì phần nhận tạm ứng chuyển nhượng dự án cũng tăng mạnh – đây là khoản nhận tạm ứng từ CTCP Đầu tư Thương mại BĐS Minh An cho việc chuyển nhượng dự án An Dương Vương (hợp đồng ký năm 2017).
Bên cạnh đó, khoản vay ngắn hạn của Nhà Khang Điền tăng từ 186 tỉ đồng vào đầu năm lên 632 tỉ đồng vào cuối năm. Đây có thể nói là khoản vay ngắn hạn tăng đột biến. Nguyên nhân chính là do trái phiếu và vay dài hạn đến hạn trả. Trong khi đó, vay dài hạn của công ty lại giảm mạnh từ 1.471 tỉ đồng xuống còn 336,5 tỉ đồng do giảm được số vay dài hạn từ ngân hàng và trái phiếu.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2019 mới công bố, Khang Điền sẽ tiếp tục triển khai các dự án như gồm dự án Lovera Vista và dự án nhà phố (biệt thự Venita Park, quận 9). Bên cạnh đó, Khang Điền tiếp tục triển khai một số dự án khác ở quận 2, quận 9, Bình Chánh và Bình Tân.
Theo đó, dự kiến doanh thu 2019 là 3.000 tỷ, xấp xỉ doanh thu 2018; lợi nhuận sau thuế 900 tỷ đồng, tăng 11,4% so với 2018, phải trả cổ tức cho cổ đông dự kiến là 10%. 

Chủ tịch Quốc hội: Con số nợ xấu không bình thường

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc có nghị quyết xử lý nợ xấu là cần thiết nhưng không phải ban hành để hợp thức hóa cho các tổ chức vi phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội: Con số nợ xấu không bình thường
Chiều 26/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ nội dung dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Các báo cáo về nợ xấu đều có con số đẹp

Đại biểu Quốc hội hiến kế giải phẫu “khối u” nợ xấu

(Kiến Thức) - Đa số các ĐBQH ủng hộ dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu khi “khối u” này đã lên đến con số “khổng lồ”, cần cắt bỏ để làm lành mạnh hóa hệ thống tín dụng.

Đại biểu Quốc hội hiến kế giải phẫu “khối u” nợ xấu
90% nợ xấu là tiền của nhân dân

Thủ tướng yêu cầu triển khai thí điểm về xử lý nợ xấu

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 yêu cầu triển khai thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua mới đây.

Thủ tướng yêu cầu triển khai thí điểm về xử lý nợ xấu
Để triển khai thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu như Quốc hội đã thông qua tại Nghị quyết 42, Thủ tướng mới đây đã yêu cầu các lãnh đạo cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo triển khai các quy định tại Nghị quyết.

Tin mới