Nỏ phóng lựu đạn ra đời thế nào trong CTTG 1?

Nỏ phóng lựu đạn ra đời thế nào trong CTTG 1?

(Kiến Thức) - Chiến tranh Thế giới thứ Nhất là cuộc chiến tranh đã cho ra đời rất nhiều loại vũ khí độc đáo, trong đó có cả những loại vũ khí chỉ xuất hiện một lần và biến mất mãi mãi như súng phóng lựu bằng... cung tên.

Xem toàn bộ ảnh
Kiểu chiến tranh chiến hào trong  Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đã tạo điều kiện cho ra đời rất nhiều loại vũ khí độc đáo và nỏ bắn lựu đạn cũng là một trong những loại vũ khí đó. Nguồn ảnh: Artical.
Kiểu chiến tranh chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đã tạo điều kiện cho ra đời rất nhiều loại vũ khí độc đáo và nỏ bắn lựu đạn cũng là một trong những loại vũ khí đó. Nguồn ảnh: Artical.
Gần như mọi bên tham chiến đều sử dụng loại vũ khí này trong biên chế của mình. Về cơ bản đây là loại vũ khí có khả năng “phóng lựu” xa hơn tầm ném của người thông thường. Nguồn ảnh: Artical.
Gần như mọi bên tham chiến đều sử dụng loại vũ khí này trong biên chế của mình. Về cơ bản đây là loại vũ khí có khả năng “phóng lựu” xa hơn tầm ném của người thông thường. Nguồn ảnh: Artical.
Tùy theo từng cách thiết kế mà tầm bắn của loại vũ khí này có thể lên tới 60 mét hoặc 70 mét - xa hơn gấp đôi tầm ném bình thường và hoàn toàn không quá tốn sức. Nguồn ảnh: Artical.
Tùy theo từng cách thiết kế mà tầm bắn của loại vũ khí này có thể lên tới 60 mét hoặc 70 mét - xa hơn gấp đôi tầm ném bình thường và hoàn toàn không quá tốn sức. Nguồn ảnh: Artical.
Thời gian đầu của cuộc đại chiến, khi mà các đường hào được đào cách nhau chỉ vài chục mét, loại vũ khí này đã tỏ ra cực kỳ nguy hiểm khi nó có thể sử dụng như một khẩu cối cỡ nhỏ cùng sức công phá khá ghê gớm. Nguồn ảnh: Artical.
Thời gian đầu của cuộc đại chiến, khi mà các đường hào được đào cách nhau chỉ vài chục mét, loại vũ khí này đã tỏ ra cực kỳ nguy hiểm khi nó có thể sử dụng như một khẩu cối cỡ nhỏ cùng sức công phá khá ghê gớm. Nguồn ảnh: Artical.
Tuy nhiên càng về cuối cuộc đại chiến, thứ vũ khí này lại càng trở nên vô dụng do khoảng cách giao tranh ngày càng xa và người lính cũng có nhiều thứ vũ khí nguy hiểm hơn để sử dụng thay vì lựu đạn cầm tay. Nguồn ảnh: Artical.
Tuy nhiên càng về cuối cuộc đại chiến, thứ vũ khí này lại càng trở nên vô dụng do khoảng cách giao tranh ngày càng xa và người lính cũng có nhiều thứ vũ khí nguy hiểm hơn để sử dụng thay vì lựu đạn cầm tay. Nguồn ảnh: Artical.
Những loại nỏ bắn lựu đạn nguy hiểm nhất Chiến tranh Thế giới thứ Nhất được cho là loại nỏ do quân đội Đức và Pháp sử dụng. Nguồn ảnh: Artical.
Những loại nỏ bắn lựu đạn nguy hiểm nhất Chiến tranh Thế giới thứ Nhất được cho là loại nỏ do quân đội Đức và Pháp sử dụng. Nguồn ảnh: Artical.
Tuy nhiên các đội quân khác như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn phát minh ra rất nhiều loại nỏ tự chế, cho phép bắn với tầm xa hơn và tất nhiên, chúng cũng cồng kềnh hơn. Nguồn ảnh: Artical.
Tuy nhiên các đội quân khác như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn phát minh ra rất nhiều loại nỏ tự chế, cho phép bắn với tầm xa hơn và tất nhiên, chúng cũng cồng kềnh hơn. Nguồn ảnh: Artical.
Về cơ bản người lính có thể sử dụng lựu đạn cầm tay hoặc thuốc nổ để bắn sang chiến hào của đối phương. Tuy nhiên nhiều loại nỏ cũng yêu cầu đạn được thiết kế riêng giúp tăng tối đa tầm bắn. Nguồn ảnh: Artical.
Về cơ bản người lính có thể sử dụng lựu đạn cầm tay hoặc thuốc nổ để bắn sang chiến hào của đối phương. Tuy nhiên nhiều loại nỏ cũng yêu cầu đạn được thiết kế riêng giúp tăng tối đa tầm bắn. Nguồn ảnh: Artical.
Tới cuối chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ vũ khín này dần dần trở nên lỗi thời, không còn được sử dụng rộng rãi và sau đó là biến mất hoàn toàn. Nguồn ảnh: Artical.
Tới cuối chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ vũ khín này dần dần trở nên lỗi thời, không còn được sử dụng rộng rãi và sau đó là biến mất hoàn toàn. Nguồn ảnh: Artical.
Tuy nhiên tới nay, nhiều lực lượng đặc nhiệm trên thế giới vẫn sử dụng nỏ trong biên chế của mình nhằm đào tạo cho người lính cách thứ sử dụng loại vũ khí độc đáo cổ điển này. Nguồn ảnh: Artical.
Tuy nhiên tới nay, nhiều lực lượng đặc nhiệm trên thế giới vẫn sử dụng nỏ trong biên chế của mình nhằm đào tạo cho người lính cách thứ sử dụng loại vũ khí độc đáo cổ điển này. Nguồn ảnh: Artical.
Mời độc giả xem Video: Tù binh Đức đầu hàng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT