Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) ghi nhận thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 4% khi đạt 9.144 tỷ đồng.
Riêng lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối và vàng tăng mạnh lần lượt 30% và 28% lên mức 1.368 tỷ và 437 tỷ đồng. Hay chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ hơn 2 tỷ của cùng kỳ sang lãi tới gần 349 tỷ đồng.
Ngược lại, mua bán chứng khoán kinh doanh lao dốc 67% về còn 58 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác giảm 17% về 1.002 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 12% khi chiếm 3.931 tỷ đồng; còn chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn không thuyên giảm mà duy trì ở mức 5.758 tỷ đồng.
Dù vậy, sau cùng BIDV vẫn ghi nhận lãi ròng 2.108 tỷ đồng, tăng khá 16% so cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, nguồn thu chính sụt giảm 4% về mức 25.232 tỷ đồng. Tương tự lãi thuần hoạt động khác cũng giảm 22% về còn 2.813 tỷ.
Đáng chú ý, BIDV ghi nhận hơn 1.008 tỷ lãi thuần từ chứng khoán đầu tư, trong khi cùng kỳ âm 266 tỷ đồng.
Thêm vào đó, lãi thuần từ ngoại hối vàng tăng 16% lên 1.254 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 83% lên 479 tỷ đồng; lãi thuần từ dịch vụ tăng 21% lên 3.667 tỷ đồng.
Kỳ này, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm nhẹ 2% về 16.119 tỷ đồng. Tuy vậy, lãi ròng của BIDV vẫn không hề tăng trưởng mà dậm chân tại chỗ với 5.501 tỷ đồng.
BIDV đã thực hiện được 56% so với kế hoạch 12,500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 sau 9 tháng.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản của BIDV giảm nhẹ 1% so với đầu năm, còn gần 1.5 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 70% về còn 40,335 tỷ đồng; tiền vàng gửi và cho vay tại TCTD khác gấp 2 lần lên 116,003 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên gần 1.15 triệu tỷ đồng.
Tương tự, tiền gửi khách hàng cũng tăng 3% so với đầu năm lên gần 1.15 triệu tỷ đồng.