Nọc độc kiến ba khoang nguy hại đến mức nào, dấu hiệu cần đi viện?

(Kiến Thức) - Thời tiết chuyển mùa ẩm ướt, ngày càng có nhiều người bị viêm da phải nhập viện do kiến ba khoang. Do vậy, chúng ta cần nắm rõ các dấu hiệu cách xử lý vết kiến ba khoang và chủ động phòng bệnh.

Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý để tránh da bị tổn thương nặng.
Kiến ba khoang nguy hiểm thế nào?
Theo bác sĩ, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. Khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.
Kiến ba khoang (một số nơi còn gọi là: Kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) là loài côn trùng có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 – 1,2cm, ngang 2 – 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và giấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…
Noc doc kien ba khoang nguy hai den muc nao, dau hieu can di vien?
Khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Ảnh minh họa.

Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da), chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát hoặc bị giết.

Chất độc kiến ba khoang chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh.

Vết thương do kiến ba khoang có đặc điểm sau: Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay; Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lõm màu trắng vàng ở giữa. Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch; Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Trẻ em là đối tượng bệnh dễ tiến triển nặng nhất do các em không chịu được ngứa, càng gãi tổn thương càng lan rộng, sâu. Mức độ tổn thương tại chỗ cũng như những dấu hiệu toàn thân như ngây ngấy sốt, khó chịu, nổ hạch, đau… cũng khác nhau tùy mức độ tổn thương.

Cách xử lý khi dính độc tố kiến ba khoang

Theo các bác sĩ, nếu chúng ta biết xử lý đúng cách thì ngay cả khi đã bị dính độc tố kiến ba khoang cũng không quá nguy hiểm. Chính những sai lầm hoặc xử lý chậm đã khiến cho độc tố lan rộng và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

TS.BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương tư vấn, khi phát hiện ra kiến ba khoang, người dân không nên dùng tay bắt trực tiếp, tốt nhất nên đeo găng tay, tuyệt đối không chà xát để tránh làm nọc độc lan rộng. Không tự ý điều trị làm chất độc lan rộng, không đắp bài thuốc dân gian khiến thời gian hồi phục lâu hơn.

Noc doc kien ba khoang nguy hai den muc nao, dau hieu can di vien?-Hinh-2
Nếu tổn thương da do kiến ba khoang nặng nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán. 
Nếu bị dính độc tố, cần nhanh chóng rửa sạch bằng xà bông, nếu có cồn có thể rửa sạch và sát trùng bằng cồn. Rửa càng sạch sẽ càng hạn chế được tác hại của độc tố kiến ba khoang. Thời gian để tổn thương da dưới vòi nước khoảng 5-10 phút.
Nếu tổn thương nhiều nặng nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán.Thông thường, vết thương do kiến ba khoang sẽ ổn định từ 5-7 ngày.
Cách phòng tránh kiến ba khoang
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn.
- Ngủ trong màn. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng. Nếu có thể thì bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt.
- Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ. Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
- Khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như: quần áo dài tay, đội mũ/nón, khẩu trang, đi ủng.
- Có thể xử lý diệt kiến bằng phun deltamethrin, alphacyhalothrin và permethrin ở những vị trí mà kiến hay tập trung gần người.

Cảnh báo nọc độc kiến ba khoang gấp 15 lần rắn độc

(Kiến Thức) - Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. 

Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết.

"Cơn bão" kiến ba khoang tái xuất, khám phá kinh ngạc loài vật này

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều trở lại ở các khu vực chung cư, nhà cao tầng... khiến ai cũng lo ngại. Kiến Thức xin thông tin một số kiến thức có thể ít người biết về loài vật này.

Còn nhớ, tháng 10/2014, “cơn bão” kiến ba khoang ồ ạt tấn công vào nhà dân, chui vào các tòa cao tầng khiến người dân thấp thỏm, lo lắng. Khi đó, kiến ba khoang đang vào mùa sinh sản. Hơn nữa, thời tiết ẩm ướt đã tạo điều kiện cho loài vật sinh sôi.

Tin mới