Nỗi dằn vặt của cựu Tổng thống Johnson

Johnson than, cựa quậy kiểu gì, rồi cũng bị đóng đinh vào cây thập ác - là cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo báo chí, Lin-đơn B.Giôn-xơn (Lyndon B. Johnson) khi về hưu đã lầm lũi trong "hiu hắt" tại trại chăn bò quê nhà Tếch-dát, ngập trong giày vò, ân hận. Tuy nhiên, qua phỏng vấn của Tạp chí Át-lan-tích Mơn-ly (Atlantic Monthly) năm 1970, Giôn-xơn vẫn cố bào chữa cho cuộc leo thang chiến tranh của mình ở Việt Nam.
Vì sao "Việt Nam"?
Giôn-xơn luận giải rằng, chỉ tiếp nhận cuộc chiến từ tay tiền nhiệm, rằng phải tiếp tục làm sứ mạng chặn "bọn vô thần". Thứ hai, "đám tướng Mỹ cũng rất ưa chiến tranh": Làm sao trở thành người hùng quân sự mà không có chiến trận, bom đạn! LBJ (cách người Mỹ gọi Giôn-xơn) luôn ngờ vực giới quân sự Mỹ, vì họ nhìn mọi sự bó hẹp trong binh đao. Nếu lùi bước ở Việt Nam, Giôn-xơn sẽ bị coi là kẻ hèn nhát, phản bội, Mỹ sẽ yếu thế, Mát-xcơ-va và Bắc Kinh tất lợi dụng chỗ yếu này để tống tiền về chương trình hạt nhân. Rồi Cộng sản lấn tới, chiếm lấy những khoảng trống quyền lực ở Việt Nam, rồi chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra. Vì thế, LBJ than, cựa quậy kiểu gì, rồi cũng bị đóng đinh vào cây thập ác - là cuộc chiến tranh Việt Nam.
Làm chiến tranh ở Việt Nam sẽ ngăn được chiến tranh thế giới thứ ba, nhờ vào "cây gậy và củ cà rốt". "Cà rốt" là dính líu sâu vào miền Nam, nhằm lên dây cót tinh thần, buộc chính quyền Sài Gòn phải dọn dẹp cơ ngơi thối nát (corrupt) của họ. "Gậy" là giội bom, buộc miền Bắc Việt Nam nhìn nhận những giao kèo của Mỹ. Sử dụng vũ lực làm phương tiện để mặc cả, Giôn-xơn "kỳ vọng tiết chế được nỗi lo âu về các khó khăn và các hiểm họa từ cuộc chiến tranh kỳ quặc ở xứ sở xa xôi kia".
Giôn-xơn (trái) và Mắc Na-ma-ra trong Văn phòng Tổng thống tại Nhà Trắng. Ảnh: Lưu trữ Hoa Kỳ.
 Giôn-xơn (trái) và Mắc Na-ma-ra trong Văn phòng Tổng thống tại Nhà Trắng. Ảnh: Lưu trữ Hoa Kỳ.
Khi LBJ "nhập cuộc", Việt Nam đâu còn đơn thuần là ca "thử nghiệm chống phong trào giải phóng dân tộc", "ngăn chặn sự sụp đổ của Đông Nam Á", hay "kiềm chế Trung cộng" nữa. Nam Việt Nam phải trở thành đầu cầu, chốt chặn chống chiến tranh thế giới mới, theo LBJ là không thể tránh được. Vậy mà dân "Thế giới tự do" chẳng đánh giá được đóng góp này của Giôn-xơn!
Hai "thể loại" lịch sử
Theo Giôn-xơn, tìm hiểu sử Việt Nam qua những học giả nổi tiếng, như Giăng La-cu-tuya (Jean Lacouture), chỉ giúp cho các viện sĩ và giới ký giả tự đánh bóng và kiếm chác, nhờ tỏ ra "bất đồng với chính phủ Mỹ". Vốn sinh ra trong một nông trại nhỏ, LBJ thẳng thừng là không ưa giới học giả và các nhà lập pháp. Ông ta chả thèm đến Đại học Ha-vớt (Havard) làm gì, vì đâu phải loại người kiểu JFK (Ken-nơ-đi, luôn tỏ ra "tinh nhuệ").
Giôn-xơn khoe được đọc các báo cáo về an ninh và tình báo xịn nhất, do CIA, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ soạn, nên thông tường sử sách. Theo "lịch sử" này, đường ranh giới chia cắt hai miền ở Việt Nam là do Hiệp định Giơ-ne-vơ được 50 nước công nhận, đồng thời các nước Cộng sản chỉ công nhận mỗi miền Bắc là một thực thể có chủ quyền thôi. "Cộng đồng quốc tế đã ra quyết định tối hậu là chia cắt thành hai miền. Xong béng rồi! (That's that").
Giôn-xơn không biết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 quy định giới tuyến quân sự tạm thời làm tiền đề cho cuộc Tổng tuyển cử thống nhất hai miền vào năm 1956? Ông ta cũng không biết chính Mỹ không ký vào hiệp định này như một tín hiệu chống chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam?
Giôn Pra-đốt (John Prados) dành hơn 10 trang (khoảng 5000 chữ tiếng Anh) để viết về chuyên gia phân tích CIA Gioóc-giơ Ca-vơ (Geoge Carve). Theo Pra-đốt, Ca-vơ điển hình cho "nhiều vị từng giúp phái diều hâu biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam thành cái diều hâu mong đợi". Chắc còn do, theo Đo-rít Kiếc-nơ (Doris Kearns), Giôn-xơn có xu hướng nghe báo cáo theo kiểu hóng những điều ông ta muốn nghe.
Nhưng việc Giôn-xơn về hưu vẫn băn khoăn mãi rằng miền Bắc, trang bị nghèo nàn, cứ đối đầu với cường quốc công nghệ hùng mạnh nhất, cho thấy cách "viết sử" như trên của CIA quả là một nẻo dẫn tới "đoạn trường".
Vỡ đội hình
Cho đến khi về hưu, LBJ vẫn bị bao vây bởi kẻ thù. Danh sách kẻ thù của Giôn-xơn từng tăng mãi lên, theo đà leo thang chiến tranh ở Việt Nam.
LBJ cho rằng cả nhà Ken-nơ-đy chẳng ưa ông, vì đã thế chỗ của Giôn Ken-nơ-đi (John Kennedy). Sau vụ các nhà ngoại giao cộng sản nói chuyện với những người Mỹ có ảnh hưởng lớn, Bốp-bi (Bobby) (Rô-bớt - em cố Tổng thống Giôn Ken-nơ-đi) đến chơi, bảo nếu LBJ quyết định tạm ngưng ném bom miền Bắc, sẽ có những điều kỳ diệu xảy ra... Những rỉ tai kiểu này còn đến từ Biu-lơ (Bill) (Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Fulbright), các Thượng nghị sĩ Moóc-xơ (Morse)(1), Clác (Clark), Man-xphiu (Mansfield), Chớt (Church) và nhiều nhân vật khác. Nhưng cung cách đơn phương ngưng chiến như thế làm Hoa Kỳ trông như một người bà con nghèo hèn, lại chia rẽ LBJ với các quan chức chủ chốt như Rát-xcơ (Rusk), Cơ-líp-phót (Clifford)…
Biểu tình ở Mỹ: Giôn-xơn là tội phạm chiến tranh. Nguồn ảnh: Báo Mỹ.
Biểu tình ở Mỹ: Giôn-xơn là tội phạm chiến tranh. Nguồn ảnh: Báo Mỹ. 
Gần đây, có những học giả, dựa vào dữ liệu từ Lưu trữ Tổng thống Giôn-xơn, khẳng định rằng LBJ từng có ý không tái cử từ trước Tết Mậu Thân 1968. Nhưng sự "tan đàn" của đội ngũ Nhà Trắng chỉ trong 3 năm trực tiếp làm chiến tranh ở Việt Nam, cho thấy Giôn-xơn khó dựng được khung nội các mới nếu định tranh cử nữa.
Thừa biết chính trường là "bồ bịch đầu hôm, thù địch sớm mai", LBJ vẫn sốc vì "thủng lưới nhà" bởi các "cầu thủ" chủ chốt. Mắc Gioóc-giơ Bân-đi (McGeorge Bundy) (cố vấn an ninh), Mắc Na-ma-ra (McNamara) (Bộ trưởng Quốc phòng) từng làm trụ cột chính sách "leo thang từng bước". Nhưng ăn trưa xong với Đại sứ Nga Đô-brư-nin (Dobrynin), diều hâu Bân-đi bỗng gù gù giọng bồ câu (ardent advocate for peace) chủ thuyết hòa bình nhiệt liệt. Còn Mắc Na-ma-ra, LBJ rầu rĩ bày tỏ, bị giằng xé bởi lòng trung quân với tiên đế JFK và thiện cảm mãnh liệt với đương triều (Giôn-xơn).
Mắc Na-ma-ra toàn tâm phụng sự LBJ 3 năm liền (1964-1967), nhưng bị đám "bồ câu" vây quanh: Pôn Oan-cơ (Paul Warnke)(2) (nhân vật thứ ba tại Lầu Năm Góc), A-đam I-a-mô-lin-xki (Adam Yamolinsky) (trợ lý cho Mắc Na-ma-ra, kịch liệt phê phán sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam), A-lanh E-thô-ven (Alain Eithoven)... Rồi nhà Ken-nơ-đi thò vào, xô đẩy Mắc Na-ma-ra ngày càng dữ dội hơn. Hằng ngày, Rô-bớt Ken-nơ-đi phôn cho Bốp (Bob), (Mắc Na-ma-ra), rằng cuộc chiến tranh là khủng khiếp, vô nhân đạo, và ép Bốp từ nhiệm. LBJ bỗng biến thành những kẻ làm chiến tranh, còn nhà Ken-nơ-đi bỗng nhiên trở thành những người làm ra hòa bình đơn giản thế ư, Giôn-xơn hỏi.
"Sức ép lớn dần đến mức Bốp không ăn ngủ được". Vốn "yêu chuộng" Mắc Na-ma-ra, LBJ sợ Bốp suy nhược thần kinh nên đành để ông ta từ chức. LBJ thổ lộ mình luôn bị kẹt, không có lựa chọn.
Từ huyễn hoặc đến hoang tưởng
Trong bài Đo-rít Kiếc-nơ dùng nhiều từ cùng khái niệm: Lo sợ, bi quan, suy nhược, ám ảnh... Ngay từ khi thành Tổng thống không qua bầu bán, Giôn-xơn đã sợ rằng nước Mỹ sẽ bị tư tưởng thất bại ám ảnh, nếu mất Việt Nam. Khi cuộc chiến tranh cục bộ tiếp diễn, nỗi ám ảnh cho là sẽ xảy đến với nước Mỹ, lại trở thành nỗi ám ảnh của chính Giôn-xơn. Ban đầu khá khoan dung khi nói về các địch thủ chính trị, nhưng càng về sau càng thiếu kiềm chế và khinh suất, Giôn-xơn tự tạo ra một thế giới huyễn hoặc về những người hùng và kẻ ác. Văn phòng Nhà Trắng thấy Tổng thống gán ghép cho các đối thủ những tên gọi dữ dội, đều hoảng sợ, nhận thấy triệu chứng tâm thần hoang tưởng ở LBJ.
Ở khoảng giữa câu chuyện, giọng của Tổng thống bỗng riết róng, nhưng khàn đặc. LBJ bỗng phá lên cười vô cớ, mạch tư duy trở nên cẩu thả, xộc xệch, bị cuốn vào mớ những lời buộc tội bất tận.
Khác với Ních-xơn, kẻ ném bom "bừa bãi", Giôn-xơn chia sẻ, tối đến là cân nhắc mục tiêu, soi từng tí một: Căn cứ quân sự, kho tàng, cầu đường sắt, các nhà máy ở miền Bắc… Đêm (ban ngày ở Việt Nam), LBJ nằm bất động nhưng không tài nào chợp mắt. Ngộ nhỡ bom Mỹ ném trúng các tàu vận tải của Liên Xô đỗ ở cảng Hải Phòng, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Càng tự hỏi, càng tự kích động. Rồi Giôn-xơn thấy như mình đang nằm ở Đà Nẵng, trên trời là máy bay Mỹ đang bổ nhào. Rồi LBJ bỗng nghe thấy một loạt tiếng nổ dữ dội. Chiếc máy bay rơi cắm đầu xuống đất, nổ tung thành đám lửa. Không chịu nổi nữa, ông ta vùng dậy, chạy tới nơi "ẩn nấp tuyệt vời" là Phòng Tình hình của Nhà Trắng, nơi lúc nào cũng có quan chức Lầu Năm Góc và CIA trực, giữ liên lạc và nhận báo cáo. Đo-rít Kiếc-nơ đặt tên cho phần này của phỏng vấn, là Trong Phòng Tình hình của Nhà Trắng-huyễn hoặc về năng lực kiểm soát. Luôn có mặt ở Phòng Tình hình đem lại cho LBJ ảo giác kiểm soát được tình hình, chiến tranh thế giới chưa nổ ra…
Đà điểu trong cát bỏng
Trang nhất báo Bưu điện Oa-sinh-tơn (The Washington Post) ra ngày 25/1/1972, ngay dưới tin ký Hiệp định Pa-ri, là tin Giôn-xơn từ trần do cơn đau thắt ngực (heart attack). Ngày 31/1/1972, Ních-xơn cho hay, Giôn-xơn không chết vì bất ngờ với Hiệp định Pa-ri, vì đã nhận được văn bản hiệp định sắp ký.
Phải chăng viên cựu Tổng thống đã không chịu nổi cảm giác "sốc", là một hiệp định cho phép Mỹ "rút chân ra" như thế, hoàn toàn có thể ký được 6 năm về trước, lúc Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán tại Pa-ri (tháng 5/1968)? Và ngờ vực của Giôn-xơn là Hà Nội đối đầu, không vì nguyện vọng thống nhất, mà vì những "hiệp định bí mật" ký với phe Cộng sản, nhằm làm Mỹ "mắc bẫy", tới lúc đó, đã hiển hiện là sai.
----------------------------
(1) Uây-nơ Moóc-xơ (Wayner Morse), nhân vật trong bài "Ngọn cờ phản chiến" trong Thượng viện Mỹ, SKNC tháng 6-2013. Người từng được Giôn-xơn thuyết phục vào Đảng Dân chủ, đầu chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1955)…
(2) Pôn Oan-cơ (Paul Warnke), nhân vật trong bài "Người đứng đầu phe bồ câu Mỹ trong kỷ nguyên Việt Nam", nhân vật thứ ba tại Lầu Năm góc thời Giôn-xơn.

Ảnh mới công bố về chiến tranh Việt Nam

Căn cứ Mỹ được xây dựng bên một khu rừng đã bị phun thuốc làm trụi lá để tránh sự xâm nhập của du kích Giải phóng.
 Căn cứ Mỹ được xây dựng bên một khu rừng đã bị phun thuốc làm trụi lá để tránh sự xâm nhập của du kích Giải phóng.

Lính Mỹ trên một chiến đấu cơ.
 Lính Mỹ trên một chiến đấu cơ.

Những hố bom trên mặt đất.
 Những hố bom trên mặt đất.

Một ngôi nhà lỗ chỗ vết đạn sau các cuộc giao tranh.
 Một ngôi nhà lỗ chỗ vết đạn sau các cuộc giao tranh.

Lính Mỹ trên xe tải quân sự.
 Lính Mỹ trên xe tải quân sự.

Điểm nhận hàng viện trợ của Mỹ.
 Điểm nhận hàng viện trợ của Mỹ.

Lính Mỹ bên một container hàng hóa.
 Lính Mỹ bên một container hàng hóa.

Căn cứ của Mỹ nhìn từ trên cao.
 Căn cứ của Mỹ nhìn từ trên cao.

Một góc căn cứ Mỹ.
 Một góc căn cứ Mỹ.

Chân dung lính Mỹ.
 Chân dung lính Mỹ.

Chân dung lính Mỹ.
 Chân dung lính Mỹ.

Lính Mỹ trên xe buýt quân đội.
 Lính Mỹ trên xe buýt quân đội.

Chuẩn bị tiến hành một chiến dịch.
 Chuẩn bị tiến hành một chiến dịch.

Lính Mỹ trên một công sự.
 Lính Mỹ trên một công sự.

Trực thăng chở quân bay trên căn cứ.
 Trực thăng chở quân bay trên căn cứ.

Một góc căn cứ Mỹ.
 Một góc căn cứ Mỹ.

Chân dung lính Mỹ.
 Chân dung lính Mỹ.

Cậu bé Việt Nam bên một con đường.
 Cậu bé Việt Nam bên một con đường.

Công trường xây dựng căn cứ Mỹ.
 Công trường xây dựng căn cứ Mỹ.

Những dòng chữ lính Mỹ khắc trên chiếc hòm gỗ.
 Những dòng chữ lính Mỹ khắc trên chiếc hòm gỗ.

Chân dung lính Mỹ.
 Chân dung lính Mỹ.

Những địa điểm đáng sợ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Đó là những địa điểm sẽ đem đến cho du khách trải nghiệm khó quên về sự đau đớn hoặc sợ hãi…

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM) là nơi du khách có thể cảm nhận nỗi đau và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam qua các hiện vật, hình ảnh với nội dung tố cáo sự hủy diệt của quân Mỹ, sự đàn áp phong trào đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, di chứng của chất độc màu da cam… Ngoài ra còn có các phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa... Ảnh: Jennifer Harvey.
 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM) là nơi du khách có thể cảm nhận nỗi đau và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam qua các hiện vật, hình ảnh với nội dung tố cáo sự hủy diệt của quân Mỹ, sự đàn áp phong trào đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, di chứng của chất độc màu da cam… Ngoài ra còn có các phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa...  Ảnh: Jennifer Harvey.
Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) nổi tiếng với hàng nghìn bộ hài cốt nằm rải rác trong mọi ngóc ngách hang từ hàng trăm năm qua. Nhiều bộ xương đã được quy tụ trong một chiếc bể lớn đặt trong hang. Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc các bộ xương như đây là xương của nghĩa quân Lữ Gia chống nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN, nghĩa quân người Việt chống nhà Minh thế kỷ thứ 14, 15, hoặc của người dân địa phương khi chạy trốn quân Cờ Đen đến từ Trung Quốc cuối thế kỷ 19… Ảnh: VTC.
 Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) nổi tiếng với hàng nghìn bộ hài cốt nằm rải rác trong mọi ngóc ngách hang từ hàng trăm năm qua. Nhiều bộ xương đã được quy tụ trong một chiếc bể lớn đặt trong hang. Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc các bộ xương như đây là xương của nghĩa quân Lữ Gia chống nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN, nghĩa quân người Việt chống nhà Minh thế kỷ thứ 14, 15, hoặc của người dân địa phương khi chạy trốn quân Cờ Đen đến từ Trung Quốc cuối thế kỷ 19… Ảnh: VTC.

Tin mới