Nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới

Du khách có thể trải nghiệm cảm giác đón năm mới tới hai lần nếu di chuyển từ đảo Kiritimati tới Hawaii trong cùng một ngày.

Theo Tạp chí Địa lý Quốc gia, Kiritimati và 10 đảo san hô lân cận là địa điểm đón giao thừa sớm nhất thế giới. Cụ thể, thời khắc giao thừa tại đây vào 17h ngày 31/12 hàng năm (theo giờ Hà Nội).
Noi don giao thua som nhat the gioi
Quốc đảo xinh đẹp Kiritimati là một địa điểm lý tưởng cho những khách du lịch ưa hoà mình vào thiên nhiên.
Trong quá khứ, Kiritimati và những hòn đảo lân cận không có người sinh sống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Kiritimati đã dần trở thành điểm đến lý tưởng cho những người ưa khám phá và yêu thích khung cảnh hoang sơ.
Một điều du khách không thể bỏ qua khi tới Kiritimati đón năm mới, đó là trải nghiệm ăn Tết tới 2 lần chỉ trong một ngày. Lý do là vì Kiritimati dù nằm ngay sát đảo Hawaii của Mỹ, nhưng lại nằm bên kia đường chuyển ngày quốc tế. Sau khi đón giao thừa tại Kiritimati, du khách vẫn thoải mái thời gian để có thể di chuyển tới Hawaii và... đón giao thừa thêm một lần nữa.
Noi don giao thua som nhat the gioi-Hinh-2
 Dù nằm ngay sát đảo Hawaii, nhưng Kiritimati lại nằm ở "phía bên kia" đường đổi ngày quốc tế.
Trong quá khứ, Kiritimati từng có chung múi giờ với Hawaii. Tuy nhiên vào năm 1995, quốc đảo này đã điều chỉnh lại múi giờ. Việc đổi múi giờ cũng gây ra không ít khó khăn, ví dụ như khi giao thương hàng hoá với Hawaii, các công ty vận tải thực tế chỉ có 4 ngày làm việc một tuần - dù khoảng cách địa lý là rất gần.
Samoa và New Zealand là những quốc gia đón giao thừa ngay sau Kiritimati vào lúc 18h ngày 31/12 theo giờ Hà Nội. Trước đó, một phần của New Zealand là đảo Chatham sẽ đón năm mới vào lúc 17:15 theo giờ Hà Nội.

Bật mí cực thú vị phong tục đón Tết Nguyên đán của các nước Châu Á

(Kiến Thức) - Ngoài Việt Nam, một số quốc gia khác ở Châu Á như Hàn Quốc, Mông Cổ, Philippines, Singapore và Trung Quốc…vẫn duy trì phong tục truyền thống đón Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A
 Tết Nguyên đán là dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Vào dịp này, người dân sẽ trang trí nhà cửa bằng những vật dụng màu đỏ với ngụ ý mong muốn nhiều điều may mắn, tốt lành sẽ đến với họ vào năm mới.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-2
 Trong dịp Tết ở Trung Quốc, trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là lì xì. Tiền đựng trong phong bao màu đỏ với mong muốn chúc một năm có sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-3
Hoạt động đón mừng năm mới của người dân Philippines không thể thiếu các màn múa lân, múa rồng. 

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-4
Bánh gạo ngọt (Tikoy) là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Philippines, mang ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn gắn kết bên nhau. 

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-5
 Ngoài ra, vào ngày Tết tại Philippines, người dân thường chọn và mua cho mình cũng như người thân trong gia đình những đồ vật có dáng dấp hoặc đan xen hình tròn như quần áo chấm bi, quả bóng... và cả những loại trái cây có hình tròn như cam, quýt,... với hy vọng về một năm mới tròn trịa và viên mãn.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-6
Tại Hàn Quốc, vào những ngày Tết, mọi người thường mặc trang phục truyền thống Hanbok đề hành lễ thờ cúng tổ tiên, và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi chào đón năm mới. 

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-7
 Những ngày Tết ở Singapore lại khá đặc biệt, khi diễn ra 3 lễ hội: Lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay. Đối với Singapore, quả quýt được cho là thứ mang lại may mắn và hạnh phúc. Vì thế, vào ngày Tết, họ sẽ mời khách cũng như cả gia đình cùng ăn quýt hoặc một món ăn khác là cá.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-8
 Tết cổ truyền hay còn gọi là Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng) là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm ở Mông Cổ. Ảnh: LF.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-9
 Trong ba ngày Tết, người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng. Ảnh: BJ.

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-10
 Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng. 

Bat mi cuc thu vi phong tuc don Tet Nguyen dan cua cac nuoc Chau A-Hinh-11
 Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên.  Ảnh: Getty. 

Tết cận kề, dân Trung Quốc ùn ùn về quê đoàn tụ gia đình

(Kiến Thức) - Khi Tết Nguyên đán 2020 đang cận kề, người dân Trung Quốc đã bắt đầu cuộc "xuân vận" lớn nhất hành tinh để về quê ăn Tết cùng gia đình.

Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh
 Theo Business Insider, ước tính, khoảng 3 tỷ chuyến đi diễn ra trong kỳ xuân vận năm nay ở Trung Quốc, khi hàng trăm triệu người trên khắp nước này đã bắt đầu về nhà để đoàn tụ gia đình dịp Tết Nguyên Đán 2020. (Nguồn ảnh: Business Insider)
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-2
Cuộc xuân vận ở Trung Quốc năm nay dự kiến kéo dài 40 ngày, từ 10/1 đến 18/2. 
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-3
Những ngày nay, các nhà ga ở Trung Quốc đều chật kín với rất nhiều hành khách chờ xe buýt, tàu, máy bay, phà,...
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-4
Trong 3 tỷ lượt hành trình dự kiến sẽ được thực hiện, có 2,43 tỷ lượt bằng ôtô, 440 triệu lượt bằng tàu hỏa, 79 triệu lượt bằng máy bay và 45 triệu bằng đường biển. 
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-5
 Theo đại diện Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, hơn 17.000 chuyến bay sẽ diễn ra mỗi ngày. Trong khi đó, khoảng 790.000 xe khách với sức chuyên chở tổng cộng 20,3 triệu hành khách và 19.000 tàu thủy với năng lực vận chuyển khoảng 830.000 hành khách dự kiến tham gia kỳ xuân vận.
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-6
 Một trong những lý do chính dẫn đến mùa xuân vận khổng lồ ở Trung Quốc là đông đảo lao động sống ở làng mạc nông thôn nhưng làm việc ở các đô thị lớn. Phần lớn họ đều trở về nhà đoàn tụ với người thân vào dịp Tết.
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-7
 Đối với quốc gia đông dân như Trung Quốc, dịp Tết thực sự dịp khiến ngành vận tải phải "đau đầu". 
Tet can ke, dan Trung Quoc un un ve que doan tu gia dinh-Hinh-8
 Tất cả các phương tiện giao thông như tàu hỏa, máy bay, phà... ở Trung Quốc sẽ phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân chúng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Tin mới