Nỗi kinh hoàng khi đi qua cầu Vạn

(Kiến Thức) - Hơn 20 năm qua người dân hai xã Tiến Nông (huyện Triệu Sơn) và xã Đông Ninh (huyện Đông Sơn) phải đi qua cây cầu Vạn xập xệ bắc ngang qua sông Hoàng.

Ông Cách chỉ các vị trí người dân hay bị ngã xuống sông Hoàng khi đi qua cầu.
Ông Cách chỉ các vị trí người dân hay bị ngã xuống sông Hoàng khi đi qua cầu. 
Cây cầu được làm tạm bợ bằng cọc gỗ, bên trên lót những tấm lợp bằng tre nứa. Theo phản ánh của người dân nơi đây, hầu như tháng nào cũng có người bị ngã xuống sông khi đi qua cầu.
Anh Lê Bá Cường làng Nga Thượng (xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn) vẫn còn sợ hãi khi nói về cầu Vạn: "Làng tôi gần với cầu Vạn, hằng ngày chúng tôi đều phải đi qua cây cầu này. Tuy đã rất cẩn thận mỗi khi qua cầu, nhưng vẫn không tránh được tai nạn. Cách đây 3 hôm buổi tối tôi có việc sang huyện Đông Sơn khi đi qua cầu tôi đã đi rất chậm rãi, nhưng không may là tấm lợp bằng tre nứa bị gãy, bánh xe trượt xuống sông. Cả người và xe đều rơi xuống sông, may cho tôi là nước sông Hoàng hôm đó cạn nên người và xe mới được cứu vớt".
Ông Trần Quốc Tiếp, chủ xây dựng cầu Vạn cho biết, trước đây nơi đây là hai bờ đê chưa xây dựng cầu, người dân hai xã Tiến Nông và Đông Sơn qua lại giao lưu với nhau đều bằng thuyền. Thấy người dân đi lại vất vả ông Tiếp cùng với một số người xã Đông Ninh góp tiền mua cọc đóng xuống sông làm trụ, bắc mấy cây luồng sang sông để làm cầu. Trên mặt cầu phủ mấy tấm gỗ lót và những tấm tre nứa để cho người dân qua lại. Người đi xe máy qua cầu nộp lệ phí 2.000đ, đi xe đạp và đi bộ là 1.000đ. Số tiền đó dùng để tu bổ cầu.
Mỗi khi đi qua cây cầu này người dân lo nơm nớp.
Mỗi khi đi qua cây cầu này người dân lo nơm nớp. 
Theo ông Tiếp thì dù ông và một số người trong Ban Quản lý cầu Vạn đã cố gắng tu bổ cầu đảm bảo an toàn cho người dân qua lại, nhưng do kinh phí eo hẹp, không có tiền làm lan can nên người dân đi qua cầu bị ngã cả người lẫn xe xuống sông là thường xuyên. 
Theo nhẩm tính của ông Tiếp thì hầu như tháng nào cũng có người bị ngã xuống sông Hoàng khi đi qua cầu Vạn. "Tôi là chủ cầu nên mỗi khi vớt người và phương tiện bị rơi xuống sông thì buồn lắm. May là chưa có ai bỏ mạng nơi đây. Tôi thiết tha mong muốn Nhà nước đầu tư xây dựng cho người dân chúng tôi  một cây cầu để thuận lợi cho việc đi lại", ông Tiếp cho biết.
Ông Đào Hữu Cách nguyên là Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, hiện sinh sống ở làng Nga Thượng (xã Tiến Nông) cho hay: Cây cầu Vạn là "huyết mạch" nối liền giữa huyện Đông Sơn với huyện Triệu Sơn, hàng chục năm nay người dân chúng tôi kiến nghị tới các cấp chính quyền để xây dựng cầu, nhưng họ hứa rồi để đấy. Kể cả UBND tỉnh Thanh Hóa đã lập dự án xây dựng cầu cho dân đi, nhưng rồi không thi công. Biết bao giờ người dân nơi đây mới bớt khổ.

Cầu vượt hứng thì làm, cầu tạm thích thì phá?

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa có cuộc trao đổi với phóng viên Kiến Thức xung quanh câu chuyện "xây cầu vượt, phá cầu tạm" ở thủ đô Hà Nội.

Cầu tạm, thích thì phá!

Hai cầu vượt dành cho người đi bộ tại nút giao thông Bạch Mai - Đại Cồ Việt và Kim Mã - Daewoo mới hoàn thành đã phải phá bỏ để xây cầu vượt. Vậy là cầu bộ hành trị giá hàng chục tỷ đồng vừa đưa vào sử dụng đã tháo dỡ. Theo ông thì người ta có tính toán đến điều này trước khi xây dựng cầu vượt đi bộ?

Những cây cầu hiện đại nhất VN mới xây đã nứt

(Kiến Thức) - Cây cầu kỷ lục Việt Nam (cầu Rồng) vừa xuất hiện hàng loạt vết nứt trên các kết cấu thân và mố chỉ sau hơn 7 tháng đưa vào sử dụng. 

Trong ảnh là cận cảnh vết nứt tại thân mố phía đông cầu Rồng. Ảnh: VTC News.

Trong ảnh là cận cảnh vết nứt tại thân mố phía đông cầu Rồng. Ảnh: VTC News. 

Vết nứt chằng chịt phía trên ụ bê tông nối dầm cầu và vòm thép của cầu Vồng đã được công nhân trám trít lại. Ảnh: VTC News.

Vết nứt chằng chịt phía trên ụ bê tông nối dầm cầu và vòm thép của cầu Vồng đã được công nhân trám trít lại. Ảnh: VTC News.

Tin mới