Nơi nguy cấp nhất trong cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu

Các gia đình ở Anh chịu ảnh hưởng lớn nhất về giá điện, trong bối cảnh chính phủ Anh và EU đang tìm giải pháp trước thách thức thiếu hụt nguồn cung khí đốt khi mùa đông tới.

Giá điện trung bình tại các hộ gia đình ở Anh cao hơn ít nhất 30% so với các nước châu Âu. Việc nước này phụ thuộc lớn vào khí tự nhiên để sản xuất điện càng gây thêm áp lực lên giá cả khi nguồn cung khí đốt giảm mạnh vào thời điểm này.
Châu Âu đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn châu lục, khi lưu lượng dầu và khí đốt từ Nga giảm, nhưng tác động đến từng hộ gia đình là khác nhau ở mỗi nước, dựa vào các nguồn năng lượng mà mỗi quốc gia sử dụng để sản xuất điện, theo tổ chức tư vấn Energy Prices (Hà Lan).
Ngoài ra, sự hỗ trợ từ chính phủ, cơ chế định giá và thuế cũng là những nhân tố quan trọng tác động đến chi phí. Những nước như Pháp có một giới hạn mức trần của giá điện, hay các nước khác có những chính sách giảm thuế độc lập.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đề xuất mức trần giá khí đốt nhập từ Nga và áp thuế cao đối với các công ty năng lượng hóa thạch để bảo vệ doanh nghiệp và hộ gia đình.
"Xung đột tại Ukraine đã làm xoay chuyển trục năng lượng. Không có cách nào khác để thay đổi việc này ngoài sự can thiệp từ chính phủ", Sumit Bose, nhà sáng lập nhóm vận động Future Net Zero, cho biết.
Cơn đau đầu trước mùa đông
Giá điện nhiều khả năng sẽ tăng trên khắp châu Âu khi mùa đông tới theo đà tăng giá khí đốt. Nguồn cung năng lượng dự báo giảm do nhiều yếu tố khách quan, như vấn đề bảo trì nhà máy điện hạt nhân ở Pháp, hay thời tiết khô hạn sẽ ảnh hưởng đến thủy điện.
Tại Anh, 40% điện năng được tạo ra từ việc đốt khí tự nhiên và giảm phụ thuộc vào than đá. Điều này giúp giảm lượng khí thải, khi than đá tạo ra lượng CO2 gấp đôi khí đốt. Nhưng phụ thuộc lớn vào nguồn khí đốt đang là tác nhân chủ chốt khiến giá năng lượng ở Anh tăng vọt khi Moscow giảm nguồn cung đến châu Âu.
Noi nguy cap nhat trong cuoc khung hoang nang luong chau Au
Giá điện ở Anh tăng vọt trong tháng 8 khi nhiều nước châu Âu giảm nhẹ (Đơn vị: bảng Anh/kWh). Đồ họa: Financial Times.
Giá điện ở Anh cao hơn 30% so với quốc gia đắt đỏ thứ hai là Italy. London nói rằng họ ít chịu ảnh hưởng từ việc Nga giảm nguồn khí đốt khi hai bên không có đường ống trực tiếp, song cũng không thoát khỏi việc tăng giá bán sỉ.
Một số gia đình tại Anh và châu Âu đã ký hợp đồng năng lượng mới, trong khi số khác tiếp tục trả theo thỏa thuận trước đó với nhà cung cấp. Do đó giá điện theo hợp đồng mới sẽ cao hơn mức giá trung bình mà dữ liệu thu thập được.
Tại Anh, mức trần giá điện sắp tới có thể sẽ tăng 80% vào tháng 10 (khoảng 3.600 bảng Anh/năm), nhưng tân Thủ tướng Liz Truss dự kiến áp mức giá trần 2.500 bảng Anh/năm.
Giá khí đốt Hungary "đi ngang"
Về khí đốt, các hộ gia đình ở Hà Lan phải trả chi phí cao nhất, theo sau là Đức, khi hai nước phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Nga. Hà Lan cũng đã đóng cửa phần lớn mỏ Groningen, từng là mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu, do những trận động đất ở thị trấn.
Anh đứng thứ ba về giá khí đốt cho hộ gia đình, dù giá bán sỉ vẫn thấp hơn mức trung bình tại châu Âu trong suốt mùa hè.
Noi nguy cap nhat trong cuoc khung hoang nang luong chau Au-Hinh-2
Giá khí đốt một số nước châu Âu tăng mạnh trong năm 2022, trong khi Hungary vẫn giữ được mức giá thấp (Đơn vị: bảng Anh/kWh). Đồ họa: Financial Times.
Anh có nguồn khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu lớn, cũng như có thể tự sản xuất khí đốt tại vùng biển Bắc. Các công ty tại Anh đã chuyển LNG nhập khẩu cho các nước châu Âu lục địa bằng đường ống để giúp những nước này lấp đầy các kho lưu trữ.
Trong khi đó, Hungary có chi phí khí đốt thấp nhất. Mặc dù bị các nước EU chỉ trích vì quan hệ gần gũi với Moscow, Thủ tướng Hungary Viktor Orban vẫn giữ lập trường và có các thỏa thuận với Nga để được giảm giá khí đốt.

Hàng nghìn người Sri Lanka xếp hàng dài mua xăng, khí đốt

Hàng nghìn người xếp hàng mua xăng và khí đốt tại thủ đô Colombo, Sri Lanka, vào ngày 20/5, nhằm tích trữ nhiên liệu trước cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc.

Hang nghin nguoi Sri Lanka xep hang dai mua xang, khi dot

Hàng dài người dân tập trung ở nhiều khu vực trên khắp thủ đô Colombo, Sri Lanka, để mua xăng và khí đốt dự trữ vào ngày 20/5. Sri Lanka chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài. Trong thời gian gần đây, quốc gia này đã rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng do chính phủ cạn kiệt ngoại tệ. Trước đó, vào ngày 19/5, Sri Lanka lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ sau nhiều tháng vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hang nghin nguoi Sri Lanka xep hang dai mua xang, khi dot-Hinh-2

Mohammad Shazly, một tài xế bán thời gian, đã xếp hàng đến ngày thứ ba với hy vọng mua được khí đốt nấu ăn cho gia đình 5 người của mình. “Chỉ có khoảng 200 bình được giao, mặc dù có khoảng 500 người (xếp hàng)", anh cho biết. Trong ảnh, người dân tập trung xung quanh một xe chở khí đốt ở thủ đô Colombo, vào ngày 20/5.

EU đề xuất các nước thành viên cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ

Các nước EU đang nỗ lực dự trữ đầy khí đốt trước khi mùa Đông tới và có đủ khí đốt dự phòng trường hợp Nga tiếp tục hạn chế nguồn cung khí đốt.

EU de xuat cac nuoc thanh vien cat giam 15% luong khi dot tieu thu

Một trạm bơm khí tự nhiên hóa lỏng ở Dortmund, Đức ngày 24/3/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 20/7, Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra các kế hoạch khẩn cấp cho các nước thành viên để đến tháng 3/2023 mỗi nước sẽ cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ, đồng thời cảnh báo nếu không cắt giảm ngay từ lúc này thì mùa Đông tới sẽ rất khó khăn trong trường hợp Nga cắt toàn bộ nguồn cung.

Tin mới