Nỗi oan trăm năm của ông Ba Bị?

Vốn dĩ ông Ba Bị không phải nhân vật xấu. Ngược lại đây là một nhân vật có thân thế "khủng", tính cách tốt, được người dân yêu quý.

Với trẻ con Việt Nam, ông Kẹ, con ngáo ộp hay ông Ba Bị từ lâu đã là nỗi ám ảnh vô hình. Dù chưa ai nhìn thấy mặt, cũng chẳng biết nguồn gốc cụ thể ra sao nhưng 3 cái tên này hễ nhắc đến đều sẽ gắn với sự sợ hãi, ghét bỏ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ông Ba Bị, nhân vật bị gán tiếng xấu hơn 100 năm qua.

Dân gian kể rằng ông Ba Bị là người đàn ông cao to, có vẻ ngoài xấu xí, đáng sợ. Người này thường mang theo ba chiếc bị lớn và đi khắp nơi. Hễ thấy trẻ con hư, không nghe lời sẽ bắt chúng đi, không cho ở cùng gia đình nữa.

Nhân vật ông Ba Bị được cho là những kẻ vô công rỗi nghề, chuyên bắt cóc trẻ con kiếm tiền. Chúng hay đi theo tốp 6 người. Trong đó 2 người sẽ cùng vác 1 chiếc túi cói (bị) to. Mỗi chiếc bị có 3 quai. Thế nên dân gian vẫn truyền miệng câu: “9 quai, 12 con mắt”, ý chỉ nhóm 6 người đi lang thang này. Những đứa bé làng chài thường dễ lọt vào “mắt xanh” của nhóm Ba Bị. Sau khi động thủ chúng sẽ nhảy lên thuyền rồi cao chạy xa bay luôn.

Noi oan tram nam cua ong Ba Bi?

Ảnh minh họa

Nhưng tất cả những câu chuyện kể trên đều chỉ là suy luận chưa có căn cứ hay liên tưởng của người dân mà thôi. Nhân vật ông Ba Bị vốn dĩ là một người có thật và hoàn toàn không phải kẻ xấu.

Ông Ba Bị tên thật là Phạm Đăng Hưng, từng làm Lễ Bộ Thượng Thư dưới triều vua Gia Long. Con gái ông chính là vị Hoàng Thái hậu nổi tiếng đức hạnh – Từ Dụ. Sinh thời, ông Phạm Đăng Hưng là ông ngoại của Hồng Nhậm, sau này lên ngôi lấy niên hiệu là Tự Đức.

Trong “Hương Giang cố sự” của Nguyễn Đắc Xuân có nói về ông Ba Bị như sau: “Ông Ba Bị chính là cụ Phạm Đăng Hưng, người Gò Công (Nam bộ), có thân hình cao lớn với bộ râu rậm và cứng như râu Trương Phi. Ông làm quan trải qua các triều Gia Long và Minh Mạng, nổi tiếng là quang minh chính trực”.

Noi oan tram nam cua ong Ba Bi?-Hinh-2

Khi còn làm quan, ông Phạm Đăng Hưng rất thương dân nghèo, thường giúp đỡ mọi người vô điều kiện. Thời vua Gia Long, nước ta bị thiên tai liên tục, mất mùa nên dân nhiều nơi đói ăn. Khi này ông Phạm Đăng Hưng giữ chức Điền Tuần Quan, đi đâu cũng mang theo ba túi ngũ cốc để phát cho dân nghèo, dạy họ trồng trọt. Thậm chí nhà nào quá nghèo ông còn mang gạo đến cho.

Tốt với dân, nhưng ông Phạm Đăng Hưng cũng rất cứng rắn trên thương trường. Với những tham quan, bóc lột dân chúng, ông thẳng tay trừng trị nên chúng rất sợ. Đây có lẽ cũng là lý do hình ảnh của ông bị bôi xấu đi.

Sau quá trình “tam sao thất bản”, hình ảnh người đàn ông mang theo chiếc bị bỗng trở nên xấu xí và bị liên tưởng đến người ăn mày. Theo quan niệm người xưa, ăn xin là nghề tiêu cực, không giúp ích cho xã hội và thường bị đưa ra hù dọa trẻ con.

Noi oan tram nam cua ong Ba Bi?-Hinh-3

Vậy câu đồng dao “ba bị, chín quai, mười hai con mắt” thì liên quan gì đến nhân vật ông ba bị? Thực ra, quai không phải quai hàm, con mắt không phải con mắt người. Ý nghĩa gốc của nó dùng để đếm đồ vật chứ không phải miêu tả ngoại hình nhân vật ba bị. Cụ thể, người đó mang theo ba chiếc bị, mỗi bị có ba quai và bốn con mắt (mắt là khe hở đều đặn trên đồ đan lát, còn gọi là mắt lưới).

Ăn cá nóc, nguyên chủ tịch UBND phường tử vong

Trong lúc đang nhậu lai rai với mồi nhắm là cá nóc, cả 3 người trong gia đình đau bụng dữ dội. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng 1 người đã không qua khỏi.

Ăn cá nóc, nguyên chủ tịch UBND phường tử vong
Ngày 27-1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định xác nhận bệnh nhân Võ Cư (56 tuổi, ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) đã tử vong do ngộ độc nặng sau khi ăn cá nóc; em ruột, con ruột ông Cư là ông Hiếu và anh Võ Phạm Thành Mến (25 tuổi) đã qua khỏi cơn nguy kịch.
Cá nóc bán ở biển Quy Nhơn.
 Cá nóc bán ở biển Quy Nhơn.

Ông Ba Bị là hòa thượng Tăng Cang chùa Thiên Mụ?

Hòa thượng Trung Đình chính là ông Ba Bị hay dọa trẻ con trong truyền thuyết, ngài là người tu hành chính đắc, không quan tâm chuyện đời và ăn mặc kỳ dị.

Ông Ba Bị là hòa thượng Tăng Cang chùa Thiên Mụ?
Phía sau chùa Thiên Mụ (Huế) có một ngôi mộ tháp mà người nằm dưới đó có thể là “ông Ba Bị” bắt cóc trẻ con nổi tiếng trong truyền thuyết.

Vua tôi triều Nguyễn bắt đầu công việc năm mới ra sao?

Khởi đầu công việc của một năm mới, triều Nguyễn, nhất là thời vua Gia Long, vua Minh Mệnh đều đặn tổ chức các nghi lễ khai hạ, khai ấn và duyệt binh.

Vua tôi triều Nguyễn bắt đầu công việc năm mới ra sao?

Theo ghi chép của bộ chính sử Đại Nam thực lục chính biên, ngày nghỉ Tết Nguyên đán của triều Nguyễn được đánh dấu bằng sự kiện phong ấn (cất ấn). Đến đầu năm mới, sau khi làm lễ khai ấn, lễ duyệt binh các công việc mới được tiếp tục trở lại. Năm Gia Long 8 (1809) vua chuẩn định ngày 25 tháng chạp phong ấn, ngày mồng 7 tháng giêng khai ấn, sai quan xuất binh. Đến thời Tự Đức, năm 1874, vua lại cho nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 28 tháng chạp đến ngày 8 tháng giêng.

Trong các ngày Tết Nguyên đán, các vua triều Nguyễn tổ chức rất nhiều hoạt động nghi lễ trong hoàng cung (dưới thời trị vì của các vua khác nhau lại được tổ chức khác nhau) như lễ tế miếu, lễ khánh hạ, lễ ban yến hưởng và ban thưởng, lễ gia ân xá tội cho các tội phạm... Ngày mùng 3 Tết, các vua sai làm lễ hóa vàng cầu âm phúc…

Tin mới