Nơi tưởng an toàn nhất nhưng lại ẩn chứa những tai nạn chết người

Nhà vệ sinh vốn được coi là nơi an toàn nhưng thực tế lại tiềm ẩn những tai nạn nguy hiểm nếu không cẩn trọng khi sử dụng.

Nơi tưởng an toàn nhất nhưng lại ẩn chứa những tai nạn chết người
Ngồi xổm trên bồn cầu vệ sinh, người đàn ông gặp họa
Theo đó, bác sĩ Võ Hòa Khánh, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết nam bệnh nhân nặng gần 100 kg nhập viện cấp cứu chiều 16/1 với vết thương kích thước 20x3 cm ở vùng mông, gãy hở xương cùng. Chàng trai gặp nạn khi ngồi xổm trên bồn cầu khi đi vệ sinh, trọng lượng nặng khiến bồn cầu vỡ cắt đứt mông.
Bệnh nhân cho hay khi đi vệ sinh đã ngồi xổm trên bồn cầu. Do bệnh nhân nặng 95 kg nên bồn cầu không chịu nổi lực nặng và bể đôi. Theo phản xạ, bệnh nhân chúi về trước và phần mông nằm trên bồn cầu bị bể. Do vậy, vết nứt của bồn cầu đã cắt đứt trọn phần mông.
 
Ban đầu bệnh nhân được đưa đi cấp cứu tại phòng khám đa khoa Sóng Thần, Bình Dương. Tuy nhiên do nạn nhân bị thương nặng ảnh hưởng liệt cả chân nên y bác sĩ đã yêu cầu chuyển tuyến về Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.
Trước đó, tại phòng khám, các BS rửa sạch vết thương và khâu lại. Đồng thời xử lý các tổn thương gân cơ và mạch máu.
Sau khi được chuyển về Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, bác sĩ phẫu thuật Nguyễn Huy Toàn cho biết may mắn dây thần kinh nằm gần vết thương không bị đứt, bệnh nhân được mổ cắt lọc mô dập nát và rửa sạch vết thương. Do môi trường nhà vệ sinh không sạch sẽ, nguy cơ cao bị nhiễm trùng nên các bác sĩ phải rửa vết thương bệnh nhân bằng 10 lít nước.
Bị rắn cắn “cậu nhỏ” khi đi vệ sinh
Mới đây, Kwabena Nkrumah (34 tuổi, người Ghana) đã bị một con rắn đen khổng lồ lao vào cắn của quý khi đang đi vệ sinh ở một nhà vệ sinh công cộng.
Theo một nhân chứng, anh gần như sững lại khi nghe thấy tiếng hét “rắn, rắn, rắn”, còn Kwabena thì mặt đầy vẻ đau đớn. Những người có mặt ở khu vệ sinh lúc đó cũng bỏ chạy toán loạn. Rất may Kwwabena đã sống sót do được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Trước đó, truyền thông Israel cũng đưa tin một người đàn ông 35 tuổi cũng bị rắn tấn công cơ quan sinh dục khi đi giải quyết nỗi buồn trong toilet nhà bố mẹ đẻ. Dù đã nhìn thấy con rắn nhỏ chui xuống bồn cầu tẩu thoát nhưng anh này vẫn chủ quan đi vệ sinh.
Sau đó, anh thấy đau rát ở phần của quý thì mới biết đã bị rắn cắn. Người đàn ông đã đến bệnh viện Rambam, thành phố Haifa để cấp cứu và may cho anh là vết thương không có nọc độc.
Mắc kẹt 8 tiếng trong nhà vệ sinh
Cô Karen Perrin đã bị mắc kẹt trong toilet của cơ quan tận 8 tiếng đồng hồ. Lý do là cô ở lại văn phòng muộn và tranh thủ đi vệ sinh nhưng ai đó không biết nên đã khóa cửa ở bên ngoài. Cô Karen không thể gọi ai giúp được do để quên điện thoại bên ngoài. Cách duy nhất của cô là kêu cứu và nhét giấy vệ sinh để thu hút sự chú ý nhưng chẳng có ai hay biết cô đang bị mắc kẹt bên trong.
Trong suốt 8 tiếng đồng hồ, cô đã nhét đến 200 chiếc khăn giấy để kêu cứu nhưng vẫn không có ai cứu. Quá bế tắc và do mắc chứng sợ giam giữ, cô đã dùng mọi cách phá cửa nhà vệ sinh để thoát ra ngoài.
Ngã xuống hố phân tử vong vì mải nghịch điện thoại
Sự việc đau lòng này xảy ra hôm 10/8 tại Hà Bắc, Trung Quốc. Một thiếu nữ họ Lý mang theo điện thoại khi đi vệ sinh. Do mải nghịch điện thoại, cô đã ngồi lì trong nhà vệ sinh đến lúc hai chân tê cứng. Lúc đứng dậy loạng choạng, cô bị ngã vào hố chất thải.
Nửa đêm, bố cô bước vào nhà vệ sinh thì thấy con gái bị ngã xuống hố còn điện thoại rơi trên nền đất. Ông cố gắng túm chân cô con gái lôi lên nhưng mới được một nửa thì bị ngất xỉu do mùi hôi thối bốc lên. Hậu quả là ông cũng tử vong như cô con gái.
Không lâu sau, chú của cô gái cũng đi vào nhà vệ sinh và phát hiện ra cảnh tượng thương tâm. Tuy nhiên, người chú tiếp tục trở thành nạn nhân khi bị hôn mê và rơi xuống hầm cầu do mùi xú uế. Đến sáng hôm sau, cả ba nạn nhân mới được đội cứu hộ đưa ra ngoài.

Sai lầm ai cũng mắc khi dùng nhà vệ sinh

Hãy tránh những sai lầm phổ biến sau để giảm thiểu bị nhiễm khuẩn từ vật dụng quen thuộc trong nhà vệ sinh.

Sai lầm ai cũng mắc khi dùng nhà vệ sinh
Bạn nên tránh những việc làm trong nhà vệ sinh dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Sợ hãi cảnh nhếch nhác của nhà vệ sinh bệnh viện

Nhà vệ sinh bệnh viện tại một số cơ sở y tế quá tải thường trong tình trạng nhếch nhác, bẩn thỉu.

Sợ hãi cảnh nhếch nhác của nhà vệ sinh bệnh viện
Quá thiếu thốn
Được coi là nơi nhiều vi trùng, vi khuẩn, dễ xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn do vậy công tác vệ sinh phải tuyệt đối được coi trọng, song tình trạng nhà vệ sinh sinh 3 không (không có nước, không có giấy vệ sinh, không có bồn rửa tay) diễn ra khá phổ biến tại nhiều bệnh viện.

Cô gái hơn 20 năm mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh

Hơn 20 năm bệnh, mỗi ngày, chị Hoa phải đi vệ sinh hàng chục lần và rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.

Cô gái hơn 20 năm mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Ngoại (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cảnh báo hiện nhiều người mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện, hay còn gọi là hội chứng phụ thuộc nhà vệ sinh.

Khi mắc hội chứng này, người bệnh phải đi tiểu rất nhiều lần và mất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Tuy hội chứng này không gây tử vong, nhưng người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt.

Bác sĩ Liên chia sẻ mới đây anh đã tiếp nhận và điều trị cho một nữ bệnh nhân mắc chứng phụ thuộc nhà vệ sinh suốt 20 năm. Đó là chị Trương Thị Hoa (40 tuổi) - một cô giáo của một trường THCS trên địa bàn TP Cần Thơ.

Trong suốt thời gian dài mắc bệnh, mỗi ngày, chị Hoa phải đi vệ sinh hàng chục lần và rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.

Thậm chí, khi mang thai đứa con thứ 2, với những cơn đau phải chịu hàng ngày và bất tiện trong cuộc sống do một ngày phải đi vệ sinh vài chục lần, chị Hoa đã có ý định bỏ thai. Chị sợ đứa con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng.

May mắn, cháu bé ra đời hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng từ sau khi sinh con, căn bệnh tiểu nhiều của chị ngày càng nặng.

Co gai hon 20 nam mac chung “nghien” nha ve sinh
Mỗi ngày, chị Hoa phải đi vệ sinh hàng chục lần. Ảnh: Fragilex

“Qua thăm khám, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện, hay còn gọi là hội chứng phụ thuộc nhà vệ sinh. Sau khi xác định được bệnh, chúng tôi đã điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp nong niệu đạo, tập cơ thắt, nhịn tiểu và bơm rửa bàng quang. Sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh cải thiện đáng kể. Chị Hoa gần như đã kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình”, bác sĩ Liên cho hay.

Chuyên gia khuyến cáo những người mắc rối loạn tiểu tiện nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, khó chịu nhất là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài, công việc bị gián đoạn, mất tự tin trong cuộc sống.

Đặc biệt, nếu để lâu, bệnh có thể tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn ngược dòng, viêm thận dẫn tới bị suy thận.

Để phát hiện và điều trị kịp thời, bác sĩ Liên khuyên người dân khi thấy các biểu hiện tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thận - tiết niệu để thăm khám.

“Người dân tuyệt đối không nên giấu bệnh, hoặc tự ý dùng thuốc để cắt cơn buồn tiểu vì việc làm này dễ gây biến chứng, ứ nước thận, suy thận, kéo dài thời gian điều trị mà không mang lại kết quả tốt”, bác sĩ Liên cảnh báo.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Tin mới