Tình hình căng thẳng biên giới Trung Quốc và Ấn Độ đã diễn ra từ tháng 4 tại khu vực Ladakh, tuy nhiên các bên vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ xô xát bằng gậy gộc và gạch đá, cùng đấu tranh bằng băng rôn và biểu ngữ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ (gần) và binh sĩ Trung Quốc (xa) tại khu vực tranh chấp. |
Đến sáng 31/5/2020 vừa qua, Ấn Độ đã tung một video cho thấy các binh sĩ Ấn Độ đang đánh một binh sĩ Trung Quốc và đập phá một chiếc xe bọc thép Đông Phong Mãnh Sĩ CSK131. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ đập phá xe bọc thép Trung Quốc. |
Hình ảnh cắt ra từ video cho thấy một binh sĩ Trung Quốc bị rất nhiều binh sĩ Ấn Độ vây đánh bị thương khá nặng, máu đổ rất nhiều và đang cố gắng cố thủ phía sau tấm khiên của mình, trong khi rất nhiều lính Trung Quốc đứng từ xa và ném đá về phía lính Ấn Độ đang hành hung đồng đội của mình. Ảnh: Hai lính Ấn Độ cố kéo người lính Trung Quốc ra khỏi cái khiên của anh ta. |
Một số binh lính Ấn Độ khác đang cố đập phá chiếc xe bọc thép Đông Phong Mãnh Sĩ của Trung Quốc bằng gậy. Rất có thể bên trong chiếc xe vẫn còn người, khi lính Ấn Độ ập đến quá vội vàng khiến người lính Trung Quốc xấu số kia không kịp rút vào trong xe. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ đập phá xe bọc thép Trung Quốc. |
Đến chiều cùng ngày, phía Trung Quốc đã đáp trả động thái của Ấn Độ sau khi tung ra ảnh hàng loạt binh sĩ Ấn Độ bị lính Trung Quốc đánh trọng thương và bắt trói. Hình ảnh cho thấy rõ ràng là đã có một cuộc xô xát rất lớn. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc đứng cạnh nhóm lính Ấn Độ nằm dưới đất sau vụ ẩu đả gần hồ Pangong Tso hồi tháng 4. Nguồn: SCMP. |
Được biết, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu đưa số lượng lớn các xe tăng hạng nhẹ Type-15 chuyên chiến đấu vùng sơn cước của mình áp sát khu vực biên giới với Ấn Độ. Ảnh: Xe tăng Type 15 của Trung Quốc. |
Chiến trường rừng núi khiến những mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực không thể nào tác chiến được, một ví dụ là trong chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Việt Nam đã tung vào trận các xe tăng T-34-85 trong khi Trung Quốc tung vào trận tăng hạng nhẹ Type-62, nơi mà các xe tăng T-54/55 Việt Nam và Type-59 Trung Quốc không thể tác chiến vì quá nặng và cồng kềnh. Tuy nhiên những chiếc Type-62 Trung Quốc trang bị vỏ giáp quá mỏng khiến nó vô cùng dễ tổn thương trước hỏa lực chống tăng Việt Nam và bị bắn cháy rất nhiều. Ảnh: Một xe tăng hạng nhẹ Type-62 của Trung Quốc bị Việt Nam bắn gục năm 1979. |
Rút ra bài học sâu sắc, Trung Quốc cần một mẫu xe tăng hạng nhẹ, có thể tác chiến tốt ở vùng sơn cước, núi rừng nhưng phải có hỏa lực tốt và giáp trụ mạnh mẽ, và thế là Type-15 ra đời. Ảnh: Một chiếc Type-15 của Trung Quốc đang khai hỏa. |
Xe tăng Type-15 lần đầu xuất hiện năm 2010 được chế tạo bởi Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc (NORINCO) và đã được gia nhập biên chế Quân đội giải phóng Trung Hoa (PLA) trong cuối năm 2018 vừa qua. |
Xe có trọng lượng khá nhẹ, chỉ khoảng 32-35 tấn, (Xe tăng Type-99 nặng gần 60 tấn) nhưng được trang bị một động cơ công suất 1000 mã lực vô cùng mạnh mẽ, giúp nó có một độ cơ động tuyệt vời. Vũ trang của xe bao gồm một pháo chính 105mm, một súng máy 12.7mm điều khiển từ xa, các ống phóng lựu khói, camera toàn cảnh và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. |
Việc đưa các xe tăng Type 15 áp sát biên giới với Ấn Độ một lần nữa tạo lợi thế lớn cho Trung Quốc trước đối thủ khi những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 hayT-90 nặng nề của Ấn Độ chắc chắn sẽ không thể tác chiến ở khu vực đồi núi hiểm trở mà hai bên đang xung đột này. Tất nhiên hiện nay các hành động vẫn chỉ mới dừng lại ở xô xát và chưa có nổ súng, tuy nhiên việc Trung Quốc huy động xe tăng cũng cho thấy nước này đã dự trù cho một tình huống xấu nhất xảy ra. |
Video 5.000 binh sĩ Trung Quốc đến biên giới với Ấn Độ, căng thẳng lên tới đỉnh điểm