Nông dân Thái chấp nhận mất lúa, mất vịt để cứu đội bóng

Người dân sống ở khu vực gần hang Tham Luang chấp nhận hy sinh mùa màng vì nước xả từ hang, chỉ mong đội bóng nhí và huấn luyện viên sớm được giải cứu.

Nông dân Thái chấp nhận mất lúa, mất vịt để cứu đội bóng
Những thửa ruộng của ông Lek Lapdaungpoin bị nước dâng lên làm ngập trong khi bầy vịt ông nuôi bị nước cuốn trôi bởi dòng nước bơm ra từ hang động Tham Luang. Lek đứng gần đất đai đang bị hủy hoại và nói rằng ông tự hào khi được đóng góp, dù là nhỏ bé, cho những nỗ lực giải cứu đội bóng thiếu niên và huấn luyện viên đang kẹt trong hang.
"Mùa màng mất thì có thể kiếm lại tiền. Chúng ta không thể có lại 13 mạng người được", ông nói, ước tính rằng đất ở 5 quận và hàng trăm ha đã bị phá hủy ở vùng trũng xung quanh quần thể động Tham Luang.
Nong dan Thai chap nhan mat lua, mat vit de cuu doi bong
 Đồng ruộng ngập nước vì nước xả ra từ hang động. Ảnh: AFP.
"Tận tụy và hy sinh"
Lũ ở Thái Lan về theo mùa, nhưng lần này, những người sống xung quanh động chứng kiến một đợt lũ lớn và đến đột ngột. 19 máy bơm công suất cao đã được huy động để rút bớt nước khỏi động nhằm mở lối ra cho 12 cậu bé của huấn luyện viên của chúng. Nước chỉ rút được 1 cm sau mỗi giờ bơm.
"Vấn đề là không có đủ điện để chạy tất cả máy bơm cùng một lúc", lính cứu hỏa Poonshak Wonjsangiam nói với AFP.
Chính quyền cho biết hơn 128 triệu lít nước đã được hút khỏi hệ thống hầm dài 10 km ở phía bắc Thái Lan, đủ để đổ đầy 50 hồ bơi theo chuẩn Olympics.
Các con lạch chạy dọc núi đã được đổi hướng với hy vọng nó sẽ chia bớt dòng nước chảy vào động. Nước bơm ra từ hang được đưa vào các ruộng lúa, sông suối và các giếng ngầm gần đó.
Mưa ngớt từ ngày 3/7, nhưng chưa đủ để nước rút và tạo ra một lối đi dễ dàng từ địa điểm đội cứu hộ đang cắm chốt đến nơi đội bóng mắc kẹt.
"Có nhiều nước quá", AFP dẫn lời Shigeki Miyake, chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Thái Lan, người đang hỗ trợ việc bơm nước. "Không ai tính được có bao nhiêu nước".
Nong dan Thai chap nhan mat lua, mat vit de cuu doi bong-Hinh-2
 Lek Lapdaungpoin và vợ ông đứng trước cánh đồng bị nước tràn vào hôm 4/7. Ảnh: AFP.
Miyake nằm trong số rất nhiều chuyên gia về lặn, thám hiểm hang động, khoan và ứng phó khẩn cấp từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về hang Tham Luang để hỗ trợ chiến dịch giải cứu. Nước và bùn hút ra từ hang đã biến khu vực quanh đó trở thành một vùng ẩm ướt đầy bùn.
Gần 50 ha đất của ông Lek đã bị ngập nước, ông nói rằng 100 con vịt của ông đã chết hoặc mất tích vì lũ từ hang đổ ra.
"Nhưng chúng tôi không nghĩ về thiệt hại", vợ ông, bà Koung nói.
AFP nhận định thái độ của vợ chồng ông Lek thể hiện thái độ "có thể" đang bao trùm trong người dân Thái Lan kể từ ngày đội bóng mất tích, một tinh thần "tận tụy và hy sinh" đã được Quốc vương Maha Vajiralongkorn ca ngợi trong lá thứ hiếm hoi gửi đến toàn dân hôm 5/7.
Nong dan Thai chap nhan mat lua, mat vit de cuu doi bong-Hinh-3
 Bản đồ khu vực hang Tham Luang. Nguồn: Rafa Estrada.
Trước đó, trả lời Zing.vn, Linh Phạm, nhiếp ảnh gia người Việt đang có mặt tại hiện trường, nói rằng Linh ấn tượng với sự nhiệt tình của người dân tỉnh Chiang Rai, kể cả khi họ không được tiếp cận khu hang động. Linh chứng kiến có chị nông dân mang hai bao tải ngô luộc, đứng phát cho mọi người ở bãi đỗ xe sau khi bị từ chối vào trong khu vực hang.
Các xe mì, hủ tiếu địa phương cũng làm việc liên tục dọc đường vào khu hang để phục vụ nhân viên cứu hộ, báo chí và người thân của người bị nạn.
Dù vậy, một số nỗ lực với ý tốt đã bị phản tác dụng.
Ngày 5/7, Tỉnh trưởng Chiang Rai Narongsak Osotthanakorn nói rằng một số tình nguyện viên không đăng ký đã vô tình bơm nước trở lại vào hang.

"Biết đâu chúng tôi giúp được"

Một đội thợ săn tổ yến từ miền Nam Thái Lan cũng đã đến khu vực cứu hộ, hy vọng kinh nghiệm leo núi để tìm yến qua nhiều thế hệ của họ có thể giúp tìm thấy một lối ra khác cho đội bóng.

Nong dan Thai chap nhan mat lua, mat vit de cuu doi bong-Hinh-4
 Nhân viên kiểm lâm đi cùng một người săn yến ở khu vực núi non quanh hang Tham Luang. Ảnh: AFP.
Tám người đàn ông, tuổi từ hơn 20 đến ngoài 50, là những người Thái theo đạo Hồi đến tỉnh đảo Libong (tỉnh Trang). Họ đã nhiều năm trèo lên những mỏm núi đá vôi, mò mẫm trong những khe núi để tìm tổ chim yến.
"Một thành viên trong chúng tôi xem tivi và nghĩ 'chúng ta có thể giúp họ bằng cách nào nhỉ?'", Abdulrawheep Khunraksa, trưởng nhóm, nói với AFP.
"Chúng tôi nghĩ mình có thể có chuyên môn để giúp, vì chúng tôi đã leo núi để tìm tổ yến nhiều thế hệ rồi", ông nói.
Và họ đến Tham Luang, dùng dây thừng, găng tay và hiểu biết về núi non để tìm kiếm một con đường khác ở quanh quả núi có khả năng dẫn đến đội bóng.
Đội tìm tổ yến đến khu cứu nạn bằng tiền do bạn bè họ quyên góp. Đó chỉ là một trong số rất nhiều hành động đầy thiện chí của người Thái Lan trong những ngày này.

Thái Lan tiếp tục miễn thị thực với công dân Việt Nam

Du khách Việt sang Thái Lan thăm thú mua sắm trong thời gian dưới 30 ngày vẫn đi lại bình thường như trước mà không cần thị thực nhập cảnh.

Thái Lan tiếp tục miễn thị thực với công dân Việt Nam
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin từ ngày 12/8, phía Thái Lan chỉ miễn thị thực cho công dân Việt Nam nhập cảnh Thái Lan với mục đích du lịch, các trường hợp nhập cảnh với mục đích khác phải xin thị thực, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thông báo:

Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam

Thái Lan cho rằng, Hải quân đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho tàu cá của ngư dân Việt Nam nhưng các tàu bỏ chạy khiến họ buộc phải nổ súng.

Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam

 Liên quan tới vụ việc hai ngư dân Việt Nam bị phía Hải quân Thái Lan bắn khi đi vào vùng biển được cho là của Thái Lan, theo cảnh sát tỉnh Songkla, phía hải quân đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho tàu cá của Việt Nam nhưng các tàu lại bỏ chạy khiến hải quân buộc phải nổ súng.

Sau khi tiến hành kiểm tra, hải quân đã lập biên bản các ngư dân với tội danh đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan, sử dụng công cụ, thiết bị vi phạm điều luật đánh bắt cá Thái Lan.

Canh sat Thai Lan giai thich vu Hai quan ban ngu dan Viet Nam
Đại tá Alongkorn Seemavuth, cảnh sát tỉnh Sỏng-khả

Việt Nam phản đối Thái Lan dùng vũ lực với ngư dân

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Cục Lãnh sự đã làm việc với Đại diện Đại sứ quán Thái Lan ở Hà Nội để phản đối việc sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam.

Việt Nam phản đối Thái Lan dùng vũ lực với ngư dân

Ngày 11/7, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu phản ứng của Việt Nam trong vụ việc Hải quân Thái Lan nổ súng vào 1 tàu cá của tỉnh Bến Tre khiến 2 ngư dân bị thương đồng thời trong quá trình áp giải, 2 tàu cá khác của Việt Nam bị chìm khiến 1 lái tàu mất tích.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Công Khanh.
 Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Công Khanh.

Tin mới