Nóng: Phát hiện hàng trăm hành tinh ma quái lẩn trốn quanh Trái đất

Nóng: Phát hiện hàng trăm hành tinh ma quái lẩn trốn quanh Trái đất

Các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm hành tinh ma quái chưa từng được biết đang lẩn trốn quanh Trái đất nhờ một thuật toán mới.

Xem toàn bộ ảnh
Giáo sư Erik Petifura đến từ Khoa Vật lý và thiên văn, Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) đã phát triển một thuật toán mới, giúp phát hiện tới 747 hành tinh thuộc 57 hệ đa hành tinh và nhiều hệ đơn hành tinh trong kho dữ liệu từ sứ mệnh Kepler/K2 của NASA.
Giáo sư Erik Petifura đến từ Khoa Vật lý và thiên văn, Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) đã phát triển một thuật toán mới, giúp phát hiện tới 747 hành tinh thuộc 57 hệ đa hành tinh và nhiều hệ đơn hành tinh trong kho dữ liệu từ sứ mệnh Kepler/K2 của NASA.
Thuật toán mới được phát triển này đã giúp loại bỏ các tín hiệu gây nhiễu trước đây, từ đó nắm bắt từng thay đổi nhỏ nhặt nhất trong độ sáng của các ngôi sao và tiết lộ sự thật về những thứ quay xung quanh chúng.
Thuật toán mới được phát triển này đã giúp loại bỏ các tín hiệu gây nhiễu trước đây, từ đó nắm bắt từng thay đổi nhỏ nhặt nhất trong độ sáng của các ngôi sao và tiết lộ sự thật về những thứ quay xung quanh chúng.
Sứ mệnh Kepler/K2 của NASA đã hoàn thành từ lâu nhưng những gì kính viễn vọng này quan sát được trước khi dừng hoạt động là một kho tàng đồ sộ đối với giới thiên văn.
Sứ mệnh Kepler/K2 của NASA đã hoàn thành từ lâu nhưng những gì kính viễn vọng này quan sát được trước khi dừng hoạt động là một kho tàng đồ sộ đối với giới thiên văn.
Đặc biệt trong các hệ hành tinh được xác định có tới 366 hành tinh ma quái chưa từng được biết trước đó.
Đặc biệt trong các hệ hành tinh được xác định có tới 366 hành tinh ma quái chưa từng được biết trước đó.
Thú vị nhất trong số những hành tinh mới phát hiện là 2 hành tinh khí khổng lồ tương đương Sao Thổ nằm trong cùng một hệ hành tinh.
Thú vị nhất trong số những hành tinh mới phát hiện là 2 hành tinh khí khổng lồ tương đương Sao Thổ nằm trong cùng một hệ hành tinh.
Tổng cộng 800 triệu hình ảnh từ Kepler đã được xử lý để đưa đến những phát hiện trên. Nhóm nghiên cứu tiết lộ các thế giới vừa được xác định cung cấp cái nhìn độc đáo về quá trình vật lý trong việc hình thành các hành tinh.
Tổng cộng 800 triệu hình ảnh từ Kepler đã được xử lý để đưa đến những phát hiện trên. Nhóm nghiên cứu tiết lộ các thế giới vừa được xác định cung cấp cái nhìn độc đáo về quá trình vật lý trong việc hình thành các hành tinh.
Đáng tiếc các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy hành tinh nào có đặc điểm giống Trái Đất hoặc có khả năng sinh sống trong kho dữ liệu đồ sộ này.
Đáng tiếc các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy hành tinh nào có đặc điểm giống Trái Đất hoặc có khả năng sinh sống trong kho dữ liệu đồ sộ này.
Kính thiên văn tự vận hành Kepler được phóng vào không gian năm 2009 và đã phát hiện vô số hành tinh trong vũ trụ, qua đó “cách mạng hóa” hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.
Kính thiên văn tự vận hành Kepler được phóng vào không gian năm 2009 và đã phát hiện vô số hành tinh trong vũ trụ, qua đó “cách mạng hóa” hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.
Kính thiên văn Kepler cho thấy khoảng 20-50% các ngôi sao nhìn thấy được trên bầu trời vào ban đêm có thể có các hành tinh nhỏ xoay quanh và nằm bên trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao mẹ của chúng.
Kính thiên văn Kepler cho thấy khoảng 20-50% các ngôi sao nhìn thấy được trên bầu trời vào ban đêm có thể có các hành tinh nhỏ xoay quanh và nằm bên trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao mẹ của chúng.
Kính thiên văn Kepler hiện “nghỉ hưu” trên quỹ đạo an toàn và cách xa Trái đất. NASA nhấn mạnh, sứ mệnh của Kepler có thể kết thúc, song các phát hiện của kính thiên văn này sẽ còn được nghiên cứu trong nhiều năm tới.
Kính thiên văn Kepler hiện “nghỉ hưu” trên quỹ đạo an toàn và cách xa Trái đất. NASA nhấn mạnh, sứ mệnh của Kepler có thể kết thúc, song các phát hiện của kính thiên văn này sẽ còn được nghiên cứu trong nhiều năm tới.
Sau khi Kepler "nghỉ hưu", kính thiên văn vũ trụ TESS - người kế nhiệm đã được phóng lên không gian hồi tháng 4/2018, cũng mang sứ mệnh truy tìm hành tinh.
Sau khi Kepler "nghỉ hưu", kính thiên văn vũ trụ TESS - người kế nhiệm đã được phóng lên không gian hồi tháng 4/2018, cũng mang sứ mệnh truy tìm hành tinh.
Kính thiên văn TESS tập trung vào các hành tinh ngoài hệ Mặt trời ở khoảng cách gần, trong phạm vi từ 30 - 300 năm ánh sáng.
Kính thiên văn TESS tập trung vào các hành tinh ngoài hệ Mặt trời ở khoảng cách gần, trong phạm vi từ 30 - 300 năm ánh sáng.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

GALLERY MỚI NHẤT