Nóng: Phát hiện hành tinh "siêu Trái đất", có thể sinh sống được

Nóng: Phát hiện hành tinh "siêu Trái đất", có thể sinh sống được

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế mới thông báo xác định được 2 hành tinh loại "siêu Trái đất". Trong số này có một hành tinh có khả năng sinh sống được. Hành tinh này có chu kỳ quỹ đạo khoảng 8,5 ngày.

Xem toàn bộ ảnh
Thông qua các quan sát và nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học quốc tế do nhà vật lý thiên văn tại Laetitia Delrez thuộc Đại học Liège (ULiège) của Bỉ mới công bố thông tin về việc xác định được 2  hành tinh loại "siêu Trái đất," bao gồm một hành tinh có khả năng sinh sống được.
Thông qua các quan sát và nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học quốc tế do nhà vật lý thiên văn tại Laetitia Delrez thuộc Đại học Liège (ULiège) của Bỉ mới công bố thông tin về việc xác định được 2 hành tinh loại "siêu Trái đất," bao gồm một hành tinh có khả năng sinh sống được.
Theo nhóm chuyên gia, hành tinh đầu tiên có tên gọi LP 890-9b (hoặc TOI-4306b). Đây là hành tinh trong cùng của hệ thống, được xác định ban đầu bởi sứ mệnh của tàu vũ trụ Tess của NASA dành riêng cho việc tìm kiếm các hành tinh ngoài quỹ đạo xung quanh các ngôi sao.
Theo nhóm chuyên gia, hành tinh đầu tiên có tên gọi LP 890-9b (hoặc TOI-4306b). Đây là hành tinh trong cùng của hệ thống, được xác định ban đầu bởi sứ mệnh của tàu vũ trụ Tess của NASA dành riêng cho việc tìm kiếm các hành tinh ngoài quỹ đạo xung quanh các ngôi sao.
Hành tinh LP 890-9b lớn hơn Trái đất khoảng 30%, hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó chỉ trong 2,7 ngày.
Hành tinh LP 890-9b lớn hơn Trái đất khoảng 30%, hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó chỉ trong 2,7 ngày.
Các nhà nghiên cứu của ULiège đã sử dụng kính thiên văn Speculoos để xác nhận và mô tả đặc điểm của hành tinh LP 890-9b. Đồng thời, họ cũng thăm dò hệ thống để tìm kiếm các hành tinh khác có thể đã bị tàu vũ trụ Tess “bỏ sót".
Các nhà nghiên cứu của ULiège đã sử dụng kính thiên văn Speculoos để xác nhận và mô tả đặc điểm của hành tinh LP 890-9b. Đồng thời, họ cũng thăm dò hệ thống để tìm kiếm các hành tinh khác có thể đã bị tàu vũ trụ Tess “bỏ sót".
Các quan sát về LP 890-9 do kính thiên văn Speculoos thu được cho thấy hiệu quả vì chúng không chỉ giúp các nhà khoa học xác nhận hành tinh đầu tiên mà còn giúp phát hiện hành tinh thứ hai mà trước đây chưa từng biết đến.
Các quan sát về LP 890-9 do kính thiên văn Speculoos thu được cho thấy hiệu quả vì chúng không chỉ giúp các nhà khoa học xác nhận hành tinh đầu tiên mà còn giúp phát hiện hành tinh thứ hai mà trước đây chưa từng biết đến.
Hành tinh thứ hai mà nhóm chuyên gia quốc tế vừa xác định có tên gọi LP 890-9c (được các nhà nghiên cứu ULiège đổi tên thành Speculoos-2c).
Hành tinh thứ hai mà nhóm chuyên gia quốc tế vừa xác định có tên gọi LP 890-9c (được các nhà nghiên cứu ULiège đổi tên thành Speculoos-2c).
LP 890-9c có kích thước tương tự như hành tinh LP 890-9. Hành tinh thứ hai này lớn hơn Trái đất khoảng 40% và hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó trong khoảng 8,5 ngày.
LP 890-9c có kích thước tương tự như hành tinh LP 890-9. Hành tinh thứ hai này lớn hơn Trái đất khoảng 40% và hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó trong khoảng 8,5 ngày.
Với thời gian hoàn thành một vong quay như vậy, hành tinh LP 890-9c được xếp vào vùng được gọi là "có thể sinh sống được" xung quanh ngôi sao của nó.
Với thời gian hoàn thành một vong quay như vậy, hành tinh LP 890-9c được xếp vào vùng được gọi là "có thể sinh sống được" xung quanh ngôi sao của nó.
Chia sẻ về phát hiện này, nhà vật lý thiên văn Laetitia Delrez - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay việc xác định được hành tinh LP 890-9c mang đến một cơ hội duy nhất để có thể hiểu rõ hơn và hạn chế các điều kiện sinh sống xung quanh các ngôi sao nhỏ nhất cũng như lạnh nhất trong vùng lân cận Mặt trời.
Chia sẻ về phát hiện này, nhà vật lý thiên văn Laetitia Delrez - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay việc xác định được hành tinh LP 890-9c mang đến một cơ hội duy nhất để có thể hiểu rõ hơn và hạn chế các điều kiện sinh sống xung quanh các ngôi sao nhỏ nhất cũng như lạnh nhất trong vùng lân cận Mặt trời.
Mời độc giả xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT