Nóng: Thí nghiệm chứng minh Albert Einstein thiếu sót về lý thuyết lượng tử?

Nóng: Thí nghiệm chứng minh Albert Einstein thiếu sót về lý thuyết lượng tử?

Trong một thí nghiệm mới được công bố gần đây, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã gián tiếp chỉ ra điểm thiếu sót của Albert Einstein khi nhà khoa học thiên tài từng cho rằng lý thuyết lượng tử là chưa đầy đủ.

Xem toàn bộ ảnh
Albert Einstein là nhà khoa học thiên tài nổi tiếng thế giới. Khi còn sống, ông đã dành thời gian nghiên cứu  lý thuyết lượng tử. Nhà khoa học lỗi lạc này từng đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn xung quanh "sự vướng víu lượng tử" - khái niệm cho rằng một hạt có thể bị ảnh hưởng bởi một hạt khác dù không ở gần đó.
Albert Einstein là nhà khoa học thiên tài nổi tiếng thế giới. Khi còn sống, ông đã dành thời gian nghiên cứu lý thuyết lượng tử. Nhà khoa học lỗi lạc này từng đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn xung quanh "sự vướng víu lượng tử" - khái niệm cho rằng một hạt có thể bị ảnh hưởng bởi một hạt khác dù không ở gần đó.
Mặc dù các nhà khoa học hiện nay chưa thể giải thích chi tiết được điều trên nhưng song một số thí nghiệm đã từng bước chứng minh được sự tồn tại của vướng víu lượng tử. Nó thậm chí trở thành nền tảng của các công nghệ quan trọng như máy tính lượng tử.
Mặc dù các nhà khoa học hiện nay chưa thể giải thích chi tiết được điều trên nhưng song một số thí nghiệm đã từng bước chứng minh được sự tồn tại của vướng víu lượng tử. Nó thậm chí trở thành nền tảng của các công nghệ quan trọng như máy tính lượng tử.
Trong một thí nghiệm được công bố gần đây, các nhà khoa học đến từ Thụy Sĩ đã gián tiếp chỉ ra điểm thiếu sót của Einstein khi ông từng cho rằng lý thuyết lượng tử là chưa đầy đủ.
Trong một thí nghiệm được công bố gần đây, các nhà khoa học đến từ Thụy Sĩ đã gián tiếp chỉ ra điểm thiếu sót của Einstein khi ông từng cho rằng lý thuyết lượng tử là chưa đầy đủ.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng một ống dài 30m được làm lạnh đến gần bằng nhiệt độ tuyệt đối để chạy thử phép đo ngẫu nhiên trên hai hạt qubit (bit lượng tử) vướng víu cùng một lúc.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng một ống dài 30m được làm lạnh đến gần bằng nhiệt độ tuyệt đối để chạy thử phép đo ngẫu nhiên trên hai hạt qubit (bit lượng tử) vướng víu cùng một lúc.
Với sự thiết lập này, ánh sáng mất trung bình 110 nano giây để truyền qua ống. Các phép đo cũng được thực hiện chỉ sau vài nano giây. Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng photon vi sóng để chứng minh có thể tạo ra sự vướng víu ở điều kiện thực tế và ghi nhận hơn 1 triệu phép đo cho thấy sự vi phạm bất đẳng thức Bell.
Với sự thiết lập này, ánh sáng mất trung bình 110 nano giây để truyền qua ống. Các phép đo cũng được thực hiện chỉ sau vài nano giây. Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng photon vi sóng để chứng minh có thể tạo ra sự vướng víu ở điều kiện thực tế và ghi nhận hơn 1 triệu phép đo cho thấy sự vi phạm bất đẳng thức Bell.
Nhà vật lý lượng tử Simon Storz đến từ Zurich, Thụy Sĩ cho biết: "Với cách tiếp cận này, chúng tôi có thể chứng minh hiệu quả hơn nhiều so với những thiết lập cùng chỉ ra vi phạm bất đẳng thức Bell".
Nhà vật lý lượng tử Simon Storz đến từ Zurich, Thụy Sĩ cho biết: "Với cách tiếp cận này, chúng tôi có thể chứng minh hiệu quả hơn nhiều so với những thiết lập cùng chỉ ra vi phạm bất đẳng thức Bell".
Thí nghiệm trên không chỉ chạy thử nghiệm Bell ở khoảng cách xa hơn so với thử nghiệm trước đây mà còn chạy nó bằng cách sử dụng các mạch siêu dẫn - thứ được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của máy tính lượng tử.
Thí nghiệm trên không chỉ chạy thử nghiệm Bell ở khoảng cách xa hơn so với thử nghiệm trước đây mà còn chạy nó bằng cách sử dụng các mạch siêu dẫn - thứ được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của máy tính lượng tử.
Các thí nghiệm về bất đẳng thức Bell, gọi tắt là các thí nghiệm Bell, từ lâu được xem là minh chứng rõ ràng nhất về sự khác biệt về chất giữa vật lý lượng tử và vật lý cổ điển.
Các thí nghiệm về bất đẳng thức Bell, gọi tắt là các thí nghiệm Bell, từ lâu được xem là minh chứng rõ ràng nhất về sự khác biệt về chất giữa vật lý lượng tử và vật lý cổ điển.
Trong đó, những nghiên cứu cổ điển phần lớn đều bị mắc kẹt vào cùng một khuôn mẫu do John Stewart Bell - nhà vật lý người Bắc Ireland, đề xuất từ hơn 50 năm trước, còn gọi là Định lý Bell.
Trong đó, những nghiên cứu cổ điển phần lớn đều bị mắc kẹt vào cùng một khuôn mẫu do John Stewart Bell - nhà vật lý người Bắc Ireland, đề xuất từ hơn 50 năm trước, còn gọi là Định lý Bell.
Theo thời gian, những thí nghiệm hiện đại được các nhà khoa học tiến hành đã đánh giá chính xác hơn các phỏng đoán dựa trên lý thuyết cổ điển giúp mở đường cho các ứng dụng thực tế.
Theo thời gian, những thí nghiệm hiện đại được các nhà khoa học tiến hành đã đánh giá chính xác hơn các phỏng đoán dựa trên lý thuyết cổ điển giúp mở đường cho các ứng dụng thực tế.
Mời độc giả xem video: Sản xuất thịt giá rẻ trong phòng thí nghiệm. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT